Danh mục tài liệu

Hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa – bài học từ Hàn Quốc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.03 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầu hóa đến chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc thành công, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa – bài học từ Hàn QuốcTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES1859-3100 Tập 16, Số 5 (2019): 59-68 Vol. 16, No. 5 (2019): 59-68 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn HỘI NHẬP TOÀN CẦU HÓA QUA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA – BÀI HỌC TỪ HÀN QUỐC Tạ Thị Lan Khanh Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Tạ Thị Lan Khanh – Email: talankhanh@gmail.com Ngày nhận bài: 18-3-2019; ngày nhận bài sửa: 03-4-2019; ngày duyệt đăng: 10-5-2019TÓM TẮT Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu mà các quốc gia hiện nay phải tiếp nhận và thích nghi.Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Hàn Quốc là quốc gia đạt được nhiều thành công lớntrong tiến trình thực hiện chính sách “toàn cầu hóa” qua việc vận dụng tốt loại công cụ “quyềnlực mềm” từ văn hóa. Bài viết tập trung vào phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầuhóa đến chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc thành công; qua đó rútra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược hội nhập toàn cầu hóa quacông nghiệp văn hóa. Từ khóa: công nghiệp văn hóa, toàn cầu hóa văn hóa, Hallyu, Segyehwa, Hàn Quốc.1. Mở đầu “Văn hóa là tổng thể những thái độ cho phép con người tìm được vị trí của mìnhtrong thế giới hiện nay” (Wolton, 2006, p.47). Có thể nói, chưa bao giờ văn hóa đồng hànhvới thời gian và khoảnh khắc như lúc này. Tất cả những chất liệu văn hóa nhằm xây dựngkhả năng suy nghĩ về một thực tế tồn tại bất biến gồm: âm nhạc, thời trang, thông tin,truyền thống, việc làm, giáo dục. Nói cho cùng, những bước tiến xâm nhập của mỗi cộngđồng khi đưa văn hóa vào một quốc gia, biên giới bên ngoài lãnh thổ cũng sẽ dựa trênnhững thành tố cơ bản của văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần. Người Hàn với ba thậpniên chuẩn bị, tiếp cận và thu nhận thành công từ làm sóng văn hóa Hàn (Hallyu) do chínhhọ tạo ra đã và đang tiếp tục phát triển trong giai đoạn kế tiếp, giai đoạn được đánh giá làthâm nhập sâu của văn hóa Hàn đối với thế giới qua mọi lĩnh vực của cuộc sống.2. Quan niệm của người Hàn Quốc về toàn cầu hóa (Segyehwa) Ngày 17/11/1994, sau cuộc gặp tại Hội nghị cấp cao APEC, Tổng thống Hàn QuốcKim Young-sam (1992), đã tuyên bố hướng tới chính sách toàn cầu hóa với mục đích rõràng là làm cho đất nước trở thành một quốc gia có lợi thế về quan hệ ngoại giao và thươngmại thông qua toàn cầu hóa để phá vỡ thế thống trị của mối quan hệ song phương Hoa Kì –ROK (Hàn Quốc – Republic of Korea). Về tầm nhìn của chiến lược thế giới mới, thuật ngữSegyehwa, được xuất bản dưới hình thức định nghĩa từ tiếng Anh quốc tế là nhằm nhấnmạnh rằng, toàn cầu hóa ở đây theo cách thức và đặc điểm tính cách Hàn Quốc, chứ khôngphải là tự do hóa và mở cửa thị trường nội địa với thế giới như cách hiểu thông thường về 59TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 59-68toàn cầu hóa là “hội nhập kinh tế quốc tế” của các nhà kinh tế và kinh doanh. Toàn cầu hóatrong bối cảnh của Hàn Quốc có hai ý nghĩa khác nhau: một là tiến trình dài hạn từng bướcbắt kịp phương Tây đã bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, thường được gọi là kaehwa và sau đó làkundaehwa; và hai là segyehwa, một chính sách toàn diện trên mọi mặt của một quốc giagồm các vấn đề như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở nhiều quốc gia, khái niệm về toàn cầu hóa được hiểu chủ yếu trên lĩnh vực kinh tếthì đối với người Hàn Quốc, khái niệm về mối quan hệ toàn cầu hóa rất rộng và dường nhưkhông có điểm dừng, trong đó là sự tổng hòa bao gồm các mối quan hệ của Hàn Quốc vớicác nước về mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… tấtcả đều nằm trong chính sách toàn cầu hóa của Hàn Quốc. Vì vậy, tại Hàn Quốc, người tahiểu khái niệm “toàn cầu hóa” như một chiến lược phát triển thích hợp cho dân tộc trongkhả năng thích ứng với sự biến đổi của thời đại trong sự tương tác và trao đổi quốc tế đangtăng lên một cách nhanh chóng. Theo đó, toàn cầu hóa theo người Hàn được định nghĩatrên năm nội dung chính như sau: - Toàn cầu hóa phải được thể hiện trong các lĩnh vực, chứ không chỉ riêng lĩnh vựckinh tế. - Hợp lí hóa mọi phương tiện của cuộc sống quốc gia; kiên quyết bãi bỏ các yếu tố lỗithời, không hợp lí trong xã hội và trong phát triển kinh tế; thực hiện cải tạo xã hội mộtcách triệt để, không nhân nhượng, không k ...

Tài liệu có liên quan: