Danh mục tài liệu

Hồi sinh tim phổi cơ bản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.66 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc chẩn đoán được người bệnh ngừng tuần hoàn-hô hấp, nắm được các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản, thực hiện thành thạo quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản trên mô hình và trên bệnh nhân ngừng tuần hoàn-hô hấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồi sinh tim phổi cơ bản BÀI 1 HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN TS. Ngô Đình Trung Mục tiêu - Chẩn đoán được người bệnh ngừng tuần hoàn-hô hấp. - Nắm được các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản - Thực hiện thành thạo quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản trên mô hình và trênbệnh nhân ngừng tuần hoàn-hô hấp. - Thể hiện được sự khẩn trương, chính xác, kịp thời trong khi thực hiện hồi sinhtim phổi cơ bản. 1. Đại cương - Ngừng tuần hoàn - hô hấp hay còn gọi là ngừng tim là sự mất đột ngột hoạt độngcủa tim, dẫn đến mất ý thức, không còn nhịp thở bình thường và không có dấu hiệucủa tuần hoàn. Nếu các biện pháp cấp cứu không được thực hiện nhanh chóng, tìnhtrạng này sẽ dẫn đến tử vong. Ngừng tuần hoàn - hô hấp có thể xảy ra bất cứ lúc nàovà ở bất kỳ đâu; nguyên nhân phổ biến nhất của ngừng tuần hoàn - hô hấp ở ngườilớn là bệnh tim thiếu máu cục bộ dẫn đến rối loạn nhịp tim và tử vong. - Cấp cứu ngừng tuần hoàn - hô hấp bao gồm một chuỗi hành động liên hoàn(chain of survival-chuỗi sống còn) cần được thực hiện để cứu sống người bệnh, baogồm: (1) nhanh chóng nhận diện các trường hợp ngừng tuần hoàn - hô hấp và kíchhoạt hệ thống cấp cứu; (2) tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản (Cardiopulmonaryresuscitation - CPR); (3) sử dụng máy phá rung tim sớm; (4) thực hiện hồi sinh timphổi nâng cao (Advanced Cardiac Life Support - ACLS); (5) tiến hành đồng bộ cácbiện pháp chăm sóc sau ngừng tim. - Cấp cứu ngừng tuần hoàn - hô hấp chia thành hai cấp độ là hồi sinh tim phổicơ bản và hồi sinh tim phổi nâng cao: + Hồi sinh tim phổi cơ bản hay hỗ trợ sinh mạng cơ bản (Basic Life Support -BLS), bao gồm ba mắt xích đầu tiên của chuỗi sống còn: phát hiện ngừng tuần hoàn- hô hấp và kích hoạt hệ thống cấp cứu, tiến hành hồi sinh tim phổi chất lượng caovà khử rung bằng máy phá rung tự động (Automated External Defibrillation - AED).Hồi sinh tim phổi cơ bản được thực hiện ngay khi tiếp xúc với người bệnh tại nơixảy ra ngừng tuần hoàn - hô hấp và khi trang thiết bị cấp cứu hạn chế hoặc chỉ cónhân viên cấp cứu không chuyên. 1 + Hồi sinh tim phổi nâng cao (Advanced Cardiac Life Support - ACLS), baogồm các can thiệp tác động đến tất cả các khâu trong chuỗi sống còn, bao gồm nhữngcan thiệp để ngăn chặn ngừng tim, điều trị nguyên nhân gây ngừng tim và cải thiệnkết cục của người bệnh đã phục hồi tuần hoàn tự nhiên sau khi tim ngừng đập (xembài Hồi sinh tim phổi nâng cao). - Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản ở người lớn cần được thực hiện từng bướctheo một trình tự bắt buộc. Trước đây, trình tự hồi sinh tim phổi cơ bản được quyước theo thứ tự A - B - C (Airway/đường thở - Breathing/hô hấp - Chestcompressions/Ép tim); từ năm 2010, Hội tim mạch Hoa Kỳ (American HeartAssociation) đã thay đổi quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn - hô hấp thành C - A -B, tức là bắt đầu tiến hành hồi sinh bằng ép tim ngoài lồng ngực, sau đó đến kiểmsoát đường thở và hỗ trợ thở. Sự thay đổi sang quy trình C - A - B nhằm giúp choviệc ép tim ngoài lồng ngực được tiến hành sớm hơn, giảm thiểu được sự trì hoãn vàgián đoạn trong thực hiện hồi sinh tim phổi. 2. Chẩn đoán ngừng tuần hoàn-hô hấp - Chẩn đoán ngừng tuần hoàn-hô hấp khi người bệnh có các dấu hiệu sau: - Mất ý thức: được xác định khi bệnh nhân gọi hỏi không có đáp ứng trả lời,không có phản xạ thức tỉnh. - Ngừng thở hoặc thở ngáp: xác định bằng cách quan sát lồng ngực và bụng bệnhnhân (hoàn toàn không có cử động thở hoặc thở rời rạc kiểu ngáp cá). - Mất mạch: kiểm tra thấy mất mạch cảnh hoặc mất mạch bẹn. - Với người bệnh ngừng tuần hoàn-hô hấp, việc tiến hành cấp cứu ngay lập tứclà rất quan trọng, vì chỉ sau một vài phút thiếu máu, các tế bào não đã tổn thươngkhông hồi phục, bệnh nhân có thể tử vong sớm hoặc để lại những di chứng lâu dàivề thần kinh 3. Quy trình cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản 3.1. Bước 1: Tiếp cận hiện trường và nhận diện người bệnh ngừng tim phổi - Người cấp cứu đầu tiên tới hiện trường, trước hết phải nhanh chóng kiểm trahiện trường cấp cứu có an toàn hay không. Nếu hiện trường không an toàn, cần phảitiến hành di chuyển người bệnh tới nơi an toàn trước khi tiến hành cấp cứu. - Tiến hành đánh giá người bệnh: cần vỗ mạnh vào vai và gọi to để đánh giángười bệnh có đáp ứng hay không. - Quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. Nếu người bệnh ngừng thởhoặc thở ngáp, tiến hành ngay bước 2. 2 3.2. Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung Khi phát hiện thấy người bệnh hoặc nạn nhân bất tỉnh, không thở, cần gọi hỗ trợngay. Ngoài bệnh viện, gọi những người xung quanh trợ giúp và gọi cấp cứu 115;trong viện thì gọi bác sỹ và điều dưỡng trực, cố gắng lấy được máy phá rung tựđộng (nếu có), sau đó quay trở lại với ng ...

Tài liệu có liên quan: