
Jacques Derrida và 'trì biệt' ngôn từ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Jacques Derrida và “trì biệt” ngôn từTAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCEJACQUES DERRIDA VÀ “TRÌ BIỆT” NGÔN TỪJacques Derrida and “Différance” of languageNgày nhận bài: 02/10/2016; ngày phản biện: 07/10/2016; ngày duyệt đăng:21/11/2016Lê Huy Bắc*TÓM TẮTJacques Derrida (1930 - 2004) là người khởi xướng giải cấu trúc. Ông là triết gia có gốc gácDo Thái. Một khái niệm then chốt trong tư tưởng của Derrida là “Trì biệt”. Ông lấy “chữ” làm đốitượng nghiên cứu cho lí thuyết “trì biệt”. Với Derrida, “chữ” có vai trò quan trọng hơn “lời”, vốn làđối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học từ Saussure đến Bakhtin. Trong sự “trì biệt”, nghĩa của chữsẽ tạo sinh liên tục và vô hạn.Từ khóa: trì biệt; chữ; giải cấu trúcABSTRACTJacques Derrida (1930 - 2004) was the initiator of deconstruction. He is a philosopher withJewish roots. A key concept in Derridas thought is “Différance”. He took “word” as the object ofstudy for the theory “différance”. With Derrida, “word” is more important than “parole” (speaking),which is the object of study of linguistics from Saussure to Bakhtin. In the “différance”, meaningsof the word will be created continuously and infinitely.Keywords: Différance; Derrida; word; deconstructionTrong quan niệm “đối thoại” của nhómBakhtin và Peirce, lời luôn tồn tại trong thế đốithoại nội tại để tạo một dàn bè liên giọng của“sắc thái” lời, thì trong “trì biệt” (Différance)của Derrida, chữ tồn tại trong sự trì biệt để tạonghĩa mới hay nội hàm diễn ngôn mới. Mộtđằng đề cao tính “dân chủ” của diễn ngôn, mộtđằng đề cao tính “tự sinh”, “tự do” về nghĩa. Trìbiệt “nghĩa” trong “chữ” của Derrida đến từ cấutrúc nội tại của nó trong mối tương tác từ vựngcủa chữ viết trước và sau nó, của những cấutrúc diễn ngôn lộ rõ hay ngầm ẩn, mà nó đượcđặt vào. Ngoài ra, trì biệt còn là sản phẩm củanhững tương tác văn hoá. Vấn đề này khá phứctạp, bởi chí ít là có ba lớp văn hoá (hay mã)được lưu giữ trong chữ: ấy là văn hoá của chínhchữ đó, văn hoá của người sáng tạo và văn hoácủa người tiếp nhận. Vậy nên, chữ là nơi giaonhau của nhiều lớp văn hoá để định hình nghĩa.*Giáo sư, Tiến sĩ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội10No.04_November 2016Trong nhiều trường hợp, chữ được khai sinhcũng nhờ sự trì biệt này.Jacques Derrida (1930 - 2004) được xemlà người lĩnh xướng giải cấu trúc. Ông là triếtgia có gốc gác Do Thái. Vào những thập kỉcuối thế kỉ 20, Derrida đã đưa ra sự cách tântriết học xứng đáng với giới học giả Do Tháitrác tuyệt, những người làm thay đổi bộ mặtthế giới, khiến nhân loại tiến bộ hơn với tưcách con người, Carl Marx, FriedrichNietzsche,SigmundFreud,LudwigWittgenstein, Michel Foucault… Sau cái chếtvào tuổi 74, Jacques Derrida đã để lại hơn 80cuốn sách cùng với hàng chục tiểu luận đăngtrên các báo. Ảnh hưởng của Derrida đến đờisống tinh thần nhân loại là vô cùng rộng khắp.Các lĩnh vực như tâm lí học, văn hóa học, phêbình văn học, nhân chủng học, kí hiệu học,ngôn ngữ học, nữ quyền luận,… đều chịu sựTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀOtác động từ tư tưởng của ông.Derrida sinh tại Algeria vào 1930 vànghiên cứu triết học tại Cao đẳng Sư phạmParis (École Normale Supérieure in Paris) vào1952, sau này ông đã dạy ở đó suốt 20 năm.Thời thơ ấu, ông phải nhiều lần chuyển trườngvì thái độ kì thị Do Thái của cộng đồng sắc tộcthời đó. 19 tuổi, ông chuyển sang Pháp. Derridanghiên cứu Hiện tượng học của EdmundHusserl (1859 - 1938). Ngoài bậc thầy này, cáctriết gia mà Derrida chịu ảnh hưởng nhiều làNietzsche, Heidegger, Levinas và Freud. Têntuổi Derrida được biết đến trong giới triết học làvào năm 1967 khi cho công bố các công trìnhViết và khác (Writing and Difference), Về kí tựluận (Of Grammatology) và Lời và hiện tượng(Speech and Phenomena). Trong đó, Về kí tựluận được đánh giá là tác phẩm triết học xuấtsắc nhất của ông. Trong công trình này, Derridatrực tiếp bàn đến sự đối lập giữa lời và chữ(hoặc nói và viết: speech - writing) về sau đã cótác động rất lớn đến triết học phương Tây.Danh tiếng Derrida được tiếp tục khẳngđịnh với hàng loạt công trình kế tiếp như Lề củatriết học (Margins of Philosophy,1972), Nhữngluận điểm (Positions, 1972), Glas (1974) andBưu thiếp (The Post Card, 1980). Đóng góp lớnnhất của Derrida cho nền tri thức nhân loại làtriết thuyết giải cấu trúc (deconstruction: có thểdịch là giải kiến tạo), và phương pháp phân tíchđược ông áp dụng để giải cấu trúc hầu hết cácbậc tiền bối triết học lỗi lạc trước ông. Bằngcách đưa ra một sự đối lập, như cái bênngoài/cái bên trong, hiện diện/vắng mặt,lời/chữ,… và truy nguyên đến cội nguồn nhằmphá vỡ tính đối lập, phá vỡ lằn ranh giữa chúng,để từ đó Derrida xây dựng nên một hệ thống tưtưởng mở, đối lập với hệ thống đóng; đả phátrật tự, đề cao tính đa bội cái khác, chấp nhậnsự bình đẳng của những đối lập, tôn sùng hànhvi xoá bỏ khác biệt, đề cao viết (writing), đốilập với nguyên lí sùng bái lời (speech) trongtruyền thống siêu hình học châu Âu. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Tân Trào Jacques Derrida và “trì biệt” ngôn từ Trì biệt ngôn từ Giải cấu trúc Bakhtin và PeirceTài liệu có liên quan:
-
9 trang 35 0 0
-
Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên
9 trang 32 0 0 -
108 trang 27 0 0
-
Nghệ thuật Nam Cao - sống và viết
5 trang 23 0 0 -
Sáng tạo nghệ thuật của w. Shakespeare trong bối cảnh văn hóa phục hưng
5 trang 23 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
15 trang 18 0 0
-
Về hệ thống lễ hội chuyển mùa của các dân tộc Đông Nam Á
11 trang 18 0 0 -
Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trước nguy cơ tiêu vong
6 trang 17 0 0 -
7 trang 17 0 0
-
ìm hiểu về ngôn ngữ cũng là sự khám phá về văn hóa
7 trang 17 0 0 -
Giải cấu trúc: Từ tư tưởng triết học đến sáng tác kiến trúc
7 trang 17 0 0 -
Đặc trưng âm nhạc trong Lượn của người Tày
10 trang 14 0 0 -
Từ Siêu hình học đến Giải cấu trúc
12 trang 14 0 0 -
Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay
5 trang 13 0 0 -
Hư cấu và phi hư cấu trong trường phái new journalism (1960-1980) một thử nghiệm báo chí
6 trang 12 0 0 -
Đại đạo vô ngôn của lão trang và Logos ngữ âm trung tâm của phương Tây
8 trang 12 0 0 -
9 trang 11 0 0
-
Sự vận động thể loại của lật tuyệt trong tiến trình thơ trung đại Việt Nam
8 trang 11 0 0 -
Suy ngẫm về phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi qua “Quốc âm thi tập”
6 trang 11 0 0