
Sáng tạo nghệ thuật của w. Shakespeare trong bối cảnh văn hóa phục hưng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tạo nghệ thuật của w. Shakespeare trong bối cảnh văn hóa phục hưngTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀOSÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA W. SHAKESPEARETRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA PHỤC HƯNGArtistic creativities of W. Shakespeare in the context of Renaissant cultureNgày nhận bài: 13/9/2016; ngày phản biện: 18/9/2016; ngày duyệt đăng: 21/11/2016Lê Nguyên Cẩn*TÓM TẮTGắn liền với bối cảnh văn hóa Phục hưng, các sáng tạo nghệ thuật của Shakespeare mangđược sức sống của thời đại đó, thể hiện qua nghệ thuật điển hình hóa đặc sắc, qua đề tài về tìnhyêu, về cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Tình yêu và Thù hận, giữa cái Mới đang hìnhthành và khẳng định với cái Cũ đang chết đi nhưng vẫn cố bám lấy cuộc đời, giữa hai bản ngã trongmột bản ngã theo góc nhìn phân tâm học. Các nhân vật chính đều đạt mức độ điển hình, kết tinhthành siêu mẫu - archetype - thể hiện được qui luật vận động của lịch sử. Nhân vật vừa mang tầmrộng của hiện thực đời sống, vừa có chiều sâu tâm lí. Nghệ thuật điển hình hóa trong sáng tạo củaShakespeare là tạo ra tất cả trong một và một trong tất cả, là tạo ra tiếng cười theo nguyên tắc trầntục hóa cái thiêng liêng và thiêng liêng hóa cái trần tục, là mở rộng giới hạn của hiện thực theochiều dài thời gian và chiều rộng của không gian, để qua đó ông khẳng định các giá trị người củacon người, khẳng định các giá trị nhân văn của thời đại Phục hưng.Từ khóa: Phục hưng; Shakespeare; nghệ thuật điển hình hóa; phân tâm học; tiếng cườicarnavaleABSTRACTTogether with cultural context of Renaissance, the artistic creativities of Shakespeare bringvitality of that era as shown by the uniquetypification, through love theme and war, between theGood and evil, love and hate, the New growing and the Old dying or between two egos inside anego under psychoanalytical perspective. The main characters archive to supermodel -archetype and express the moving of history. Characters are combined both wide-range of realistic life andpsychological depth. The typification of Shakespeares merchandise is a creation of all in one andone in all. Laugh is created on the secularization of sacred and the deification of normal, is anexpansion of the limitation of realityin accordance with the length of time and the width of thespace. Based on that, he affirmed human values under Renaissance era.Keywords: Renaissance; Shakespeare; typification; psychoanalysis; laughter carnavaleĐã bốn thế kỉ trôi qua, kể từ ngày23/4/1616 - ngày thiên tài W. Shakespeare đivào cõi bất tử, bản tình ca Romeo and Julietcủa ông vẫn không ngừng vang lên cổ vũ chotình yêu đôi lứa, cho khát vọng hạnh phúc,bình yên và câu hỏi tự vấn to be or not to bemà Hamlet đưa ra trong vở bi kịch cùng tên*vẫn mãi mãi là câu hỏi mở hướng tìm đườngcho mỗi con người, mỗi dân tộc trên hànhtrình lịch sử của nó. Các sáng tạo nghệ thuậtvô giá mà ông để lại trở thành di sản văn họcquý báu của nhân loại, di sản đó cũng là ánhxạ của sự kết tinh văn hóa mang đậm tính chấtnhân văn thời đại Phục hưng.Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà NộiSỐ 04 - THÁNG 11 NĂM 20165TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCENói đến văn hóa Phục hưng là nói đếnthời kì lịch sử đặc biệt, bước ngoặt vĩ đại tronglịch sử châu Âu và nhân loại, là thời đại khổnglồ đã sản sinh những con người khổng lồ đadạng về các giá trị văn hóa, trong đó giá trị vănhóa lớn nhất là chủ nghĩa nhân văn, lấy việc đềcao con người để khẳng định các giá trị ngườitrong con người, để khẳng định phẩm chấtnhân tính của con người trần thế. Con ngườivừa là kết tinh cao nhất của sự hoàn thiện vềcơ thể sinh học, vừa là sự viên mãn về mặt tinhthần như Hamlet ca ngợi: “Kì diệu thay là conngười! Con người cao quý làm sao về mặt lítrí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu! Hìnhdung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa và đángkính làm sao! Trong hành động thật như thầntiên, về trí tuệ ngang tài Thượng đế! Thật là vẻđẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài!”[4, tr.211].Giá trị người gắn liền với khả năng lígiải hiện thực và năng lực hành động để cảibiến hiện thực được nhận thức đó, là sự gạt bỏquan niệm “tội lỗi tổ tông” để hòa đồng vớithế giới xung quanh, tắm mình trong đại tựnhiên bát ngát màu xanh. Giá trị tự do mà tựthân mỗi người đều có, vốn là di sản tinh thầnHi Lạp để lại, được con người thời đại Phụchưng tiếp thu và đề cao, ở đó con người ý thứcđược bản thân nó có sẵn phẩm chất tự do vàcần phải phát huy sức mạnh của tự do trongmỗi hành động để minh chứng cho sức sống,cho sự trường tồn của chính nó. Việc nhậnthức giá trị tự do đã nâng Hamlet lên tầm caođặc biệt: Hamlet trở thành người mở đườngtrong bước ngoặt lịch sử. Hamlet chỉ ra “cả thếgiới là một nhà tù mà Đan Mạch là nhà tù ghêtởm nhất”, chỉ ra sự thật phũ phàng “cứ hàngvạn người mới có một người lương thiện” [4;tr.208], chỉ ra cái ác đang thống trị cái thiện.Tỷ lệ mà Hamlet đưa ra là một tỷ lệ kinhhoàng, cho thấy sự xuống cấp của các thangbậc giá trị nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Tân Trào Sáng tạo nghệ thuật của w. Shakespeare Sáng tạo nghệ thuật Văn hóa phục hưng Nghệ thuật điển hình hóa Phân tâm học Tiếng cười carnavaleTài liệu có liên quan:
-
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 504 0 0 -
Một vài nét về tâm lý học tộc người
10 trang 242 0 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 151 0 0 -
Học thuyết phân tâm học về nhân cách
21 trang 97 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 2
137 trang 72 0 0 -
8 trang 70 0 0
-
Hệ thống hóa giá trị và hạn chế của một số trường phái triết học nhân sinh Mỹ
5 trang 64 0 0 -
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 1
167 trang 59 0 0 -
Truyện ngắn huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phân tâm học
14 trang 55 0 0 -
Thuyết phân tâm học và vận dụng vào hoạt động công tác xã hội với trẻ em
8 trang 54 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học (In lần thứ 2): Phần 2
127 trang 53 0 0 -
Nhân vật lịch sử Hitler trong tiểu thuyết Nửa kia của Hitler (Eric-Emmanuel Schmitt)
12 trang 48 0 0 -
Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
9 trang 46 0 0 -
Thực trạng và giải pháp vấn đề thích ứng xã hội của học sinh tiểu học trong nhà trường tại Tp. HCM
9 trang 42 0 0 -
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thị NgH từ góc nhìn phân tâm học
10 trang 42 0 0 -
Lịch sử triết học phương Tây cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX: Phần 1
290 trang 41 0 0 -
Tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis và hành trình đi tìm đức tin
11 trang 41 0 0 -
15 trang 41 0 0
-
Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng
2 trang 40 0 0 -
Thế giới nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật của V.Hugo từ góc nhìn phân tâm học
10 trang 38 0 0