
Kết cấu liên văn bản trong tiểu thuyết Đất mồ côi (Cổ Viên)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu liên văn bản trong tiểu thuyết Đất mồ côi (Cổ Viên)TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 3 (2024) KẾT CẤU LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI (CỔ VIÊN) Thái Dương Nương Trường Quốc Học Quy Nhơn, Bình Định Email: thaiduongnuong1998@gmail.com Ngày nhận bài: 21/7/2024; ngày hoàn thành phản biện: 30/7/2024; ngày duyệt đăng: 4/9/2024 TÓM TẮT Trong xu hướng đổi mới về tự sự của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Đất mồ côi của Cổ Viên là một trong những tác phẩm có sự tích hợp các kiểu kết cấu; và liên văn bản là một trong những dạng kết cấu làm nên dấu ấn nghệ thuật của tác phẩm. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu kết cấu liên văn bản từ ba góc độ: sự dung hợp nhiều thể loại trong văn bản tiểu thuyết, sự tương liên giữa nhà văn – văn bản – bạn đọc (thông qua các cận văn bản), sự đan xen các lớp diễn ngôn; từ đó khẳng định giá trị của hình thức kết cấu liên văn bản trong việc truyền tải những thông điệp của tác giả. Bài viết còn góp phần chỉ ra những nỗ lực của Cổ Viên trong việc làm mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết. Từ khóa: Cổ Viên, kết cấu, liên văn bản, tiểu thuyết Đất mồ côi. Là người khởi xướng dòng văn học “bước qua lời nguyền” từ thể loại truyệnngắn, Tạ Duy Anh sớm tạo dựng vị trí ổn định trong lòng công chúng yêu văn chương.Không “ngủ quên trên chiến thắng”, lão Tạ tiếp tục làm mới sự nghiệp văn học khiquyết định thử nghiệm thể loại tiểu thuyết. Chọn lối viết bám vào những vấn đề xãhội, tác giả mang đến cho văn học nước nhà những sáng tác mang hơi thở của đời sốnghiện thời. Bạn đọc đã từng biết đến tác giả Tạ Duy Anh với những tiểu thuyết Lão Khổ,Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tốí,… những tác phẩm mang tính cảnh báo về cái xấu,cái ác trong xã hội dưới tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường. Không phải tiểuthuyết nào của Tạ Duy Anh cũng thuyết phục độc giả về sự lật tẩy mặt trái của conngười và xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp bộn bề, phức tạp. Tiểu thuyết Đất mồ côi(Nxb. Hội Nhà văn, 2020) của Cổ Viên (bút danh khác của nhà văn Tạ Dụy Anh) tiếptục soi chiếu số phận thăng trầm của con người trong quá khứ bằng sự suy ngẫm xótxa và thấu cảm và được trình bày trong một cấu trúc tự sự khá kỳ công và nghệ thuật. Đất mồ côi là tác phẩm mang nhiều dấu ấn tự sự của văn học hậu hiện đại, nổibật là hình thức kết cấu liên văn bản. “Liên văn bản” là thuật ngữ được sử dụng phổ 35Kết cấu liên văn bản trong tiểu thuyết Đất mồ côi (Cổ Viên)biến trong văn học hậu hiện đại. Như một chiến lược trần thuật, nhất là trong văn xuôitự sự, kết cấu liên văn bản được nhiều nhà văn hậu hiện đại ưu ái sử dụng. Trong tiểuthuyết Đất mồ côi, chúng tôi nhận thấy kết cấu liên văn bản xuất hiện ở nhiều góc độkhác nhau. Từ quan niệm của các nhà lý luận hậu hiện đại (J. Kristeva, Roland Barthes, G.Genette), liên văn bản được hiểu là thuộc tính của mọi văn bản. Tùy từng hệ quy chiếukhác nhau sẽ có các cách hiểu khác nhau về liên văn bản. Ở góc độ thể loại, liên vănbản là sự dung hợp, tương tác giữa các thể loại văn học và phi văn học trong một vănbản. Ở góc độ mối quan hệ giữa nhà văn – văn bản – bạn đọc thì liên văn bản là sựtương liên, đối thoại giữa các yếu tố. Ở góc độ liên ngành, liên văn bản là các lớp diễnngôn xuất phát từ những lĩnh vực chuyên môn trong đời sống như chính trị, văn hóa,lịch sử, địa lí,… Trong tiểu thuyết Đất mồ côi, chúng tôi nhận thấy kết cấu liên văn bảnđược Cổ Viên sử dụng ở cả ba góc độ. Thứ nhất, kết cấu liên văn bản trong Đất mồ côi thể hiện qua sự dung hợp nhiềuthể loại. Là thể loại luôn biến đổi, vận động không ngừng; tiểu thuyết mở rộng đườngbiên, lôi kéo, phức hợp nhiều thể loại trong nó. Nói như Bakhtin, tiểu thuyết có khảnăng “lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lạivà sắp xếp lại trọng tâm cho chúng” [3, tr. 24]. Với bản chất năng động, liên văn bản tỏra đắc dụng và dễ dàng trở thành xu hướng viết của tiểu thuyết hậu hiện đại. Sự phứchợp nhiều thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam không phải chỉ xuất hiện sau 1975, thựctế nó đã hiện diện trước đó với các loại hình tiêu biểu như tiểu thuyết phóng sự (Giôngtố của Vũ Trọng Phụng, Lều chõng của Ngô Tất Tố,…), tiểu thuyết sử thi (Đất nước đứnglên của Nguyên Ngọc, Hòn Đất của Anh Đức,…). Tuy nhiên, sự dung hợp thể loại trongtiểu thuyết trước năm 1975 chỉ dừng lại ở mức độ giới hạn, ở những hình thức quenthuộc. Sang thế kỷ XXI, phức hợp các thể loại vào tiểu thuyết được nhà văn ý thức sửdụng như một kĩ thuật tự sự nhằm mở rộng đường biên, làm nhòe mờ ranh giới giữacác thể loại, khiến tiểu thuyết giai đoạn này như một cuộc chơi với khoảng sân rộng rãiđể bạn đọc thỏa sức “tung hoành”. Đi sâu khảo sát, nghiên cứu về liên văn bản trong tiểu thuyết Đất mồ côi, chúngtôi thống kê được 10 hình thức văn bản, thể loại (bao gồm văn học và phi văn học) đãđược tác giả đan cài một cách linh hoạt trong tác phẩm: truyện ngắn, truyền thuyết,nhật kí, hồi kí, khẩu hiệu, thư từ, báo cáo, báo chí, bài hát, Kinh Thánh. Các mẩu chuyện (tựa như những truyện ngắn) xuất hiện trong Đất mồ côi là câuchuyện gắn với từng nhân vật. Mỗi truyện kể về mỗi nhân vật khác nhau, họ là trungtâm trong câu chuyện của chính họ, không phải nhân vật trung tâm của tiểu thuyết.Việc đan xen các mẩu chuyện trong Đất mồ côi giúp Cổ Viên bao quát được bề mặt cuộcsống hiện tồn – là sự pha trộn nhiều mảnh đời, nhiều câu chuyện; không có câu chuyện 36TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Liên văn bản Kết cấu liên văn bản Tiểu thuyết Đất mồ côi Văn bản tiểu thuyết Nghệ thuật tự sựTài liệu có liên quan:
-
'Đàn ghi ta của Lor Ca' (Thanh Thảo) và năng lực gợi dẫn của bút pháp tượng trưng – siêu thực
4 trang 129 0 0 -
Nghiên cứu tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương từ lý thuyết liên văn bản
10 trang 64 0 0 -
Kết cấu mở và vấn đề liên văn bản: Nhìn từ trường hợp tiểu thuyết Thái Bá Lợi
8 trang 48 0 0 -
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng
9 trang 45 0 0 -
Người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu (Campuchia)
12 trang 40 2 0 -
6 trang 38 0 0
-
Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên
9 trang 32 0 0 -
Kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành
14 trang 29 0 0 -
Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự
5 trang 27 0 0 -
LUẬN VĂN Tổng quan về liên văn bản
38 trang 25 0 0 -
15 trang 24 0 0
-
Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết 'Thành phố thủy tinh' của Paul Auster
5 trang 23 0 0 -
112 trang 22 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
111 trang 20 0 0 -
15 trang 19 0 0
-
Liên văn bản hay tiếp nhận của tiếp nhận
7 trang 19 0 0 -
Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
6 trang 19 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Haruki Murakami
203 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh
106 trang 17 0 0 -
Tam Quốc - văn bản tác phẩm và lịch sử sáng tác
8 trang 16 0 0