Danh mục tài liệu

Kết quả ngắn hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.19 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá kết quả ngắn hạn của phẫu thuật CGĐĐM, đồng thời tìm mối liên quan giữa tử vong với đặc điểm lâm sàng, cấu trúc tim, các đặc điểm can thiệp trước phẫu thuật và phẫu thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả ngắn hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tạp chí nhi khoa 2019, 12, 1 KẾT QUẢ NGẮN HẠN CỦA PHẪU THUẬT CHUYỂN GỐC ĐẠI ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Thị Ly Ly *, Vũ Minh Phúc** * Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai, ** Bộ môn Nhi - ĐH Y Dược TP.HCM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của phẫu thuật CGĐĐM, đồng thời tìm mối liên quan giữa tử vong với đặc điểm lâm sàng, cấu trúc tim, các đặc điểm can thiệp trước phẫu thuật và phẫu thuật. Kết quả: Hồi cứu 109 bệnh nhân được phẫu thuật CGĐĐM giai đoạn 2009-2015 bao gồm 38 bệnh nhân HVĐĐM/VLTNV (34,9%), 53 bệnh nhân HVĐĐM/TLT (48,6%), 18 bệnh nhân HVĐĐM phức tạp (16,5%). 26,6% có bất thường mạch vành, 45% cần xé vách liên nhĩ, 1/5 số bệnh nhân cần thở máy và điều trị vận mạch, chỉ có 16,7% được điều trị PGE1. 16 bệnh nhân tử vong tại hồi sức (14,7%), trong đó 7 bệnh nhân tử vong ngay sau khi ra khỏi phòng mổ. Nhóm tử vong sớm có cân nặng lúc phẫu thuật thấp, ngày tuổi nhỏ hơn, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể dài hơn và hầu hết đều có rối loạn chức năng thất trái. Không có sự khác biệt về tình trạng lâm sàng trước mổ, bất thường mạch vành kèm theo hay sự cố rối loạn nhịp trong phòng mổ giữa nhóm tử vong và nhóm sống. Các biến chứng thường gặp trong hồi sức: nhiễm trùng (78,5%), chảy máu (54,4%), cao áp phổi (40,9%), rối loạn chức năng thất trái (34,4%), rối loạn nhịp tim (32,3%). 4 bệnh nhân tử vong muộn ở các thời điểm 36 ngày, 60 ngày, 3 tháng và 4 tháng sau phẫu thuật và đều có bất thường mạch vành trước đó. Qua theo dõi 1 năm, biến chứng tại tim bao gồm hở van động mạch chủ nhẹ 47,7% và chỉ có 7% hở van động mạch chủ trung bình, hẹp trên van động mạch phổi nhẹ 15,1% và hẹp trung bình-nặng 8,1%. Kết luận: Dù tỉ lệ tử vong còn cao ở giai đoạn khởi đầu, phẫu thuật CGĐĐM đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 khá thành công với các biến chứng tại tim tương đối thấp qua theo dõi ngắn hạn. Từ khóa: Phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch- Hoán vị đại động mạch-kết quả. ABSTRACT EARLY OUTCOMES OF THE ARTERIAL SWITCH OPERATION IN CHILDREN’S HOSPITAL N01 Nguyen Thi Ly Ly, Vu Minh Phuc Objective: To study the early outcome of the arterial switch operation (ASO) and find the correlation between early mortality and preoperative clinical status, anatomy, interventions, the characteristics of operation. Results: Our retrospective study included 109 patients (pts) underwent ASO during the period 2009-2015, divided into 3 groups: 38 cases of transposition with intact ventricular septal (TGA/IVS, 34.9%), 53 cases with ventricular septal defect (TGA/VSD, 48.6%), 18 cases of “complex” TGA (16.5%). About preoperative status, 26.6% had coronary anomalies, 45% underwent balloon atrial septostomy, 1/5 of patients required preoperative ventilation and inotropic treatment, and Prostaglandin E1 was administered to only 16.7%. 16 pts died during hospitalization (early mortality 14.7%), among them 7 pts was dealth immediately after the operation. The early dealths had lower Nhận bài: 10-12-2018; Thẩm định và chấp nhận: 15-1-2019 Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ly Ly Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai. Email: ngth_lyly@yahoo.com 40 phần NGHIÊN CỨU weight, lower age at surgery and more prolonged cardiopulmonary bypass time than the survivors and most of the deaths had left ventricular dysfunction. There was no significant difference in preoperative status, coronary anomalies, operative arrhythmia between the dealths and the survivors. Common complications in intensive care unit were infection (78.5%), bleeding (54.4%), pulmonary hypertension (40.9%), left ventricular dysfunction (34.4%), arrhythmia (32.3%). 4 late dealths occured at 36 days, 60 days, 3 months, and 4 months after surgery They all were contributed by coronary anomalies. The common residual defecst after 1 year follow-up were aortic valve regurgitation which was mild in 47.7% and moderate in 7%, supravalvular pulmonary stenosis which was mild in 15.1% and moderate-severe in 8.1%. Conclusion: In spite of rather high early mortality at the beginning period, ASO was performed successfully at Children Hospital No1 with low number of cardiac residual defects after 1 year follow up. Key words: Transposition of great arteries (TGA), arterial switch operation (ASO), outcome. Từ viết tắt: BN: Bệnh nhân CN: Cân nặng ...

Tài liệu có liên quan: