Nghiên cứu được tiến hành trên cây điều thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh với 4 công thức bón: (1) Bón NPK; (2) NPK + S; (3) NPK + S + vi lượng; (4) NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102-293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng, đường kính thân tăng 18,0-22,5%, chiều cao cây tăng 31,6-31,8%, đường kính tán tăng 22,7-42,1%, số chồi/cây tăng 13,5-16,1% và năng suất quả bói tăng từ 21,4-24,9% so với công thức đối chứng chỉ.bón NPK.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lưu huỳnh, chế phẩm phân bón lá vi lượng và kích thích sinh trưởng đến năng suất giống điều ĐDH102‐293 ở vùng Duyên hải Nam Trung BộVIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾTQUẢNGHIÊNCỨUẢNHHƯỞNGCỦALƯUHUỲNH,CHẾPHẨMPHÂNBÓNLÁVI LƯỢNGVÀKÍCHTHÍCHSINHTRƯỞNGĐẾNNĂNGSUẤTGIỐNGĐIỀUĐDH102‐293 ỞVÙNGDUYÊNHẢINAMTRUNGBỘ Hoàng Vinh, Hồ Huy Cường, Trần Đình Nam, Lê Đình Quả Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ TÓM TẮT Phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất của cây điều. Nghiên cứu được tiến hành trên cây điều thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh với 4 công thức bón: (1) Bón NPK; (2) NPK + S; (3) NPK + S + vi lượng; (4) NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102-293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng, đường kính thân tăng 18,0 - 22,5%, chiều cao cây tăng 31,6-31,8%, đường kính tán tăng 22,7 - 42,1%, số chồi/cây tăng 13,5 - 16,1% và năng suất quả bói tăng từ 21,4 - 24,9% so với công thức đối chứng chỉ bón NPK. Trong thời kỳ kinh doanh, số chồi/cây tăng từ 18,4 - 25,7%, số quả thu hoạch/phát hoa tăng từ 31,1 - 32,9%, năng suất thực thu tăng từ 26,9 - 58,9%, lãi ròng cao hơn 89,6% và tỷ suất lãi cao hơn 82,4%. Từ khóa: Phân bón lá, giống điều ĐDH102-293, kích thích sinh trưởng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) kéo dài từ 10020’ đến 16005’ vĩ độ Bắc, từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 4.425.642 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 23,4%, đất lâm nghiệp chiếm 53,0%, Đất phi nông nghiệp 11,7% và đất hoang hóa chưa sử dụng và sông suối là 11,9% (Thống kê Bộ Nông nghiệp, 2012). Điều là loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu lớn, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nó cũng là loài cây công nghiệp duy nhất có thể sinh trưởng, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế trên đất cát của vùng DHNTB. Đến năm 2014, diện tích điều toàn vùng khoảng 35,9 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 6,6 tạ/ha tương đương gần 60% năng suất bình quân cả nước (11,6 tạ/ha) (Thống kê Bộ Nông nghiệp, 2014). Mặc dù thời gian gần đây các giống điều mới ĐDH67-15, ĐDH 102293,PN1… đã được nhân rộng trong sản xuất, nhưng diện tích giống điều mới vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất (Đào Hữu Hiền, 2004; Tạ Minh Sơn, 2006). Về phân bón đã khẳng định được liều lượng và tỷ lệ NPK hợp lý đối với cây điều, tỷ lệ N:P:K hợp lý cho cây điều ở 1090 cả thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh là 3:1:1 (Hồ Huy Cường, 2001; Tạ Minh Sơn, 2004), liều lượng NPK đã được các tác giả nghiên cứu chi tiết cho từng vùng sinh thái (Nguyễn Thị Bích Hồng, 1999; Tạ Minh Sơn, 2004), ở vùng DHNTB liều lượng NPK thích hợp cho cây điều ở thời kỳ kinh doanh là (1.200g N + 400g P2O5+ 400g K2O)/cây. Kết quả nghiên cứu của Tạ Minh Sơn, 2004 cũng chỉ ra rằng: Phun các chế phẩm kích thích sinh trưởng ở các thời kỳ ra chồi, ra hoa và đậu quả sẽ làm tăng năng suất hạt điều tại các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng. Tại vùng DHNTB các nguyên tố trung, vi lượng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy năng suất điều vùng DHNTB thấp hơn năng suất bình quân cả nước. Để nâng cao năng suất điều vùng DHNTB cần nghiên cứu ảnh hưởng của phân trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống điều ĐDH102-293 ở vùng DHNTB. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Giống điều ĐDH102-293 trồng mới trên đất cát và đất đồi và vườn điều kinh doanh 6 năm tuổi tại huyện Phù Cát, Bình Định. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai - Các loại phân bón sử dụng gồm: urê; super lân; KCl; đạm Sulfat; H3BO3; ZnSO4; CuSO4; (NH4)6Mo7O24.4H2O; KINA R206 (NAA 500ppm; Vitamin B1 0,1%; Na-Humat 2%; Lysine 1%). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đối với thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thí nghiệm được triển khai trên vườn điều trồng tháng 10/2012, mật độ trồng là 200 cây/ha tại 2 điểm: Trên đất đồi trên đồi (thuộc nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axít) tại Cát Lâm, Phù Cát, Bình Định và đất cát (đất xám bạc màu trên đá macma axít và đá cát) tại khu vực thí nghiệm cây điều Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định. Đối với thời kỳ kinh doanh: Thí nghiệm được triển khai trên vườn điều trồng tháng 9/2009 trên đất đồi (thuộc nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axít) tại Cát Lâm - Phù Cát Bình Định, mật độ trồng là 200 cây/ha. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức phân bón, 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu là 10 cây/lặp (Phạm Chí Thành, 1988). - Các công thức thí nghiệm: CT 1(Đ/C) NPK CT 2 NPK + S CT 3 NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn) CT 4 NPK + S+ Vi lượng + Kích t ...