Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 681.93 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipit, axit béo của 8 mẫu san hô Việt Nam. Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô nghiên cứu dao động từ 10,1 đến 20,4%, axit béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6) chiếm ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae và không chứa zooxanthellae, ở 5 mẫu san hô có zooxanthellae trong lớp chất lipit phân cực đều có mặt những lipit phân cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 257-262 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC LỚP CHẤT TRONG LIPIT TỔNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ VIỆT NAM Đặng Thị Phương Ly1*, Phạm Quốc Long1, Hà Việt Hải1, Nguyễn Văn Sơn1, Imbs A. B.2 1 Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam * E-mail: phuongly1412@gmail.com 2 Viện Sinh vật biển A. V. Zhirmunsky, Phân viện Viễn đông, Liên bang Nga Ngày nhận bài: 8-6-2013 TÓM TẮT: San hô là nguồn hoạt chất vô cùng quý báu trong ngành công nghiệp y dược, trong đó lipit có vai trò như kho dự trữ dinh dưỡng chính và là nguồn năng lượng của san hô. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipit, axit béo của 8 mẫu san hô Việt Nam. Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô nghiên cứu dao động từ 10,1 đến 20,4%, axit béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6) chiếm ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae và không chứa zooxanthellae, ở 5 mẫu san hô có zooxanthellae trong lớp chất lipit phân cực đều có mặt những lipit phân cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP. Thành phần, hàm lượng lipit tổng và các lớp chất trong lipit tổng, các lipit phân cực phân tích trên TLC và sử dụng chương trình phân tích hình ảnh Sorbfil TLC Videodensitometer DV, thành phần và hàm lượng các axit béo được khảo sát, phân tích trên máy sắc ký GC. Từ khóa: lipit, axit béo, san hô, hàm lượng lipit tổng, zooxanthellae MỞ ĐẦU Việt Nam là đất nước có đường bờ biển kéo dài hơn 3.260km. Biển Việt Nam được bao phủ bởi hơn 1.100km2 rạn san hô với tính đa dạng cao đã và đang tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo, bảo vệ các bờ biển và góp phần duy trì cân bằng sinh thái môi trường … Các rạn san hô được đánh giá như “cánh rừng” của biển. Nhiều hợp chất có hoạt tính cao đã được chiết xuất từ nhiều đối tượng san hô và sinh vật sống rạn, một số được sử dụng trong y học, dược học và công nghiệp thực phẩm phục vụ cho con người. Ở Việt Nam trước đây đã có một số tài liệu khảo sát ban đầu về thành phần và hàm lượng lipit, phospholipit, axit béo của một số loài san hô vùng biển Khánh Hòa của tác giả Lâm Ngọc Trâm và cs., tuy nhiên còn ít và tản mạn. Trên lĩnh vực nghiên cứu và tách chiết các chất có hoạt tính sinh học lipit và axit béo từ san hô Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Quốc Long và cs., kết quả nghiên cứu được tập hợp trong các sách tham khảo (2008, 2012) [1, 2] nhưng vùng số liệu khoa học này vẫn còn nhiều khoảng trống, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tạo sự đồng bộ với các phần khác như môi trường sống, đặc điểm sinh thái của san hô. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam”. Các nghiên cứu tập trung vào lipit trong san hô vì đây là một lớp chất chính trong san hô và chúng có chứa nhiều hoạt tính sinh học quí, có nhiều ứng dụng trong y, dược và các ngành công nghiệp khác [3]. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu: 257 Đặng Thị Phương Ly, Phạm Quốc Long, … Nguyên liệu để tiến hành nghiên cứu là 8 mẫu san hô thu thập sau các chuyến khảo sát của tàu “Akademik Oparin”, Liên bang Nga trên vùng biển của Việt Nam vào tháng 4/2010 trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (bảng 1). Các mẫu được xác định tên loài bởi TS. Đỗ Công Thung - Viện Tài nguyên và môi trường Biển Hải Phòng, TSKH. Latypov YY - Viện IBM Phân viện Viễn Đông, Liên bang Nga, lưu giữ tiêu bản và bảo quản theo các điều kiện tiêu chuẩn. Các phân tích hoá sinh được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện Sinh vật biển A.V. Zhirmunsky, Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bảng 1. Danh sách mẫu san hô nghiên cứu STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Họ Giống Alcyoniidae Lobophytum Sarcophytom Sinularia Nephtheidae Dendronephthya Địa điểm thu mẫu Loài L. cf. detectum S. cinereum S. notanda S. cf. muralis Sinularia sp. D. crystallina* D. gigantea* D. aurea* Vịnh Vân Phong, tọa độ 12°33′N, 109°24′E Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23 N, 109°06 E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23 N, 109°06 E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º34N, 109º25E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E. *: mẫu không có zooxanthellae Phương pháp Tách chiết lipit tổng Mẫu được chiết bằng phương pháp Blight EG và Dyer DJ [4]. Mẫu san hô (300g) được rửa sạch nhiều lần để loại sạch muối vô cơ, sau đó nghiền nhỏ và được được khuấy trộn đều với 300ml CHCl3 và 600ml CH3OH, sau 15 phút bổ sung tiếp 300m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 257-262 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC LỚP CHẤT TRONG LIPIT TỔNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ VIỆT NAM Đặng Thị Phương Ly1*, Phạm Quốc Long1, Hà Việt Hải1, Nguyễn Văn Sơn1, Imbs A. B.2 1 Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam * E-mail: phuongly1412@gmail.com 2 Viện Sinh vật biển A. V. Zhirmunsky, Phân viện Viễn đông, Liên bang Nga Ngày nhận bài: 8-6-2013 TÓM TẮT: San hô là nguồn hoạt chất vô cùng quý báu trong ngành công nghiệp y dược, trong đó lipit có vai trò như kho dự trữ dinh dưỡng chính và là nguồn năng lượng của san hô. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipit, axit béo của 8 mẫu san hô Việt Nam. Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô nghiên cứu dao động từ 10,1 đến 20,4%, axit béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6) chiếm ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae và không chứa zooxanthellae, ở 5 mẫu san hô có zooxanthellae trong lớp chất lipit phân cực đều có mặt những lipit phân cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP. Thành phần, hàm lượng lipit tổng và các lớp chất trong lipit tổng, các lipit phân cực phân tích trên TLC và sử dụng chương trình phân tích hình ảnh Sorbfil TLC Videodensitometer DV, thành phần và hàm lượng các axit béo được khảo sát, phân tích trên máy sắc ký GC. Từ khóa: lipit, axit béo, san hô, hàm lượng lipit tổng, zooxanthellae MỞ ĐẦU Việt Nam là đất nước có đường bờ biển kéo dài hơn 3.260km. Biển Việt Nam được bao phủ bởi hơn 1.100km2 rạn san hô với tính đa dạng cao đã và đang tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo, bảo vệ các bờ biển và góp phần duy trì cân bằng sinh thái môi trường … Các rạn san hô được đánh giá như “cánh rừng” của biển. Nhiều hợp chất có hoạt tính cao đã được chiết xuất từ nhiều đối tượng san hô và sinh vật sống rạn, một số được sử dụng trong y học, dược học và công nghiệp thực phẩm phục vụ cho con người. Ở Việt Nam trước đây đã có một số tài liệu khảo sát ban đầu về thành phần và hàm lượng lipit, phospholipit, axit béo của một số loài san hô vùng biển Khánh Hòa của tác giả Lâm Ngọc Trâm và cs., tuy nhiên còn ít và tản mạn. Trên lĩnh vực nghiên cứu và tách chiết các chất có hoạt tính sinh học lipit và axit béo từ san hô Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Quốc Long và cs., kết quả nghiên cứu được tập hợp trong các sách tham khảo (2008, 2012) [1, 2] nhưng vùng số liệu khoa học này vẫn còn nhiều khoảng trống, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tạo sự đồng bộ với các phần khác như môi trường sống, đặc điểm sinh thái của san hô. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam”. Các nghiên cứu tập trung vào lipit trong san hô vì đây là một lớp chất chính trong san hô và chúng có chứa nhiều hoạt tính sinh học quí, có nhiều ứng dụng trong y, dược và các ngành công nghiệp khác [3]. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu: 257 Đặng Thị Phương Ly, Phạm Quốc Long, … Nguyên liệu để tiến hành nghiên cứu là 8 mẫu san hô thu thập sau các chuyến khảo sát của tàu “Akademik Oparin”, Liên bang Nga trên vùng biển của Việt Nam vào tháng 4/2010 trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (bảng 1). Các mẫu được xác định tên loài bởi TS. Đỗ Công Thung - Viện Tài nguyên và môi trường Biển Hải Phòng, TSKH. Latypov YY - Viện IBM Phân viện Viễn Đông, Liên bang Nga, lưu giữ tiêu bản và bảo quản theo các điều kiện tiêu chuẩn. Các phân tích hoá sinh được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện Sinh vật biển A.V. Zhirmunsky, Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bảng 1. Danh sách mẫu san hô nghiên cứu STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Họ Giống Alcyoniidae Lobophytum Sarcophytom Sinularia Nephtheidae Dendronephthya Địa điểm thu mẫu Loài L. cf. detectum S. cinereum S. notanda S. cf. muralis Sinularia sp. D. crystallina* D. gigantea* D. aurea* Vịnh Vân Phong, tọa độ 12°33′N, 109°24′E Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23 N, 109°06 E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23 N, 109°06 E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º34N, 109º25E. Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E. *: mẫu không có zooxanthellae Phương pháp Tách chiết lipit tổng Mẫu được chiết bằng phương pháp Blight EG và Dyer DJ [4]. Mẫu san hô (300g) được rửa sạch nhiều lần để loại sạch muối vô cơ, sau đó nghiền nhỏ và được được khuấy trộn đều với 300ml CHCl3 và 600ml CH3OH, sau 15 phút bổ sung tiếp 300m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Hàm lượng lớp chất trong lipit tổng Loài san hô Việt Nam Chương trình phân tích hình ảnh Sorbfil TLC Videodensitometer Nguồn năng lượng của san hôTài liệu có liên quan:
-
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi
7 trang 130 0 0 -
10 trang 103 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
7 trang 36 0 0
-
Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn
11 trang 34 0 0 -
14 trang 30 0 0
-
10 trang 28 0 0
-
Khả năng thích nghi của một số giống san hô với điều kiện nuôi
8 trang 27 0 0 -
Phân tích địa chấn địa tầng trầm tích đệ tứ thềm lục địa miền trung Việt Nam
13 trang 26 0 0 -
Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn bằng công nghệ GIS và viễn thám
9 trang 26 0 0