Danh mục tài liệu

Khơi thông tri thức và kiến tạo tương lai - Kỷ yếu hội thảo khoa học trẻ lần 4 năm 2022: Phần 2

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.86 MB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Kỷ yếu hội thảo khoa học trẻ lần 4 năm 2022 "Khơi thông tri thức và kiến tạo tương lai" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phân tích kinh tế của nhà máy điện mặt trời nổi kết nối lưới tại hồ đa mi, tỉnh Bình Thuận; thiết kế, chế tạo bàn làm việc theo kết cấu tensegrity; mô phỏng nồng độ phát thải quá trình đốt than trên hệ thống tầng sôi tuần hoàn;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khơi thông tri thức và kiến tạo tương lai - Kỷ yếu hội thảo khoa học trẻ lần 4 năm 2022: Phần 2 Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 YSC4F.312 PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI NỔI KẾT NỐI LƯỚI TẠI HỒ ĐA MI, TỈNH BÌNH THUẬN VÕ HOÀNG ÂN, BÙI TRẦN GIA DĨ, TRAN TRUNG QUY, PHẠM QUỐC DƯƠNG, NGUYỄN HOÀNG MINH DUY, NGUYỄN HIẾU NGHĨA* Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nguyenhieunghia@iuh.edu.vn, vohoangan4@gmail.com Tóm tắt. Ngành năng lượng điện luôn song hành cùng quá trình phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Trong thực trạng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hiện nay, nối tiếp với sự bùng nổ của điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời áp mái, tiếp đến là điện mặt trời nổi được xem là ứng viên sáng giá nhất trong việc đáp ứng các mục tiêu về không gian đất, hiệu suất pin, đáp ứng được các mục tiêu về môi trường tốt hơn. Bài báo sẽ tập trung vào việc phân tích kinh tế - tài chính của nhà máy điện mặt trời nổi có công suất 47,5 MW đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia 110 kV tại hồ thủy điện Đa Mi thuộc tỉnh Bình Thuận đã hòa lưới vào tháng 5 năm 2019. Nhà máy điện mặt trời Đa Mi là tài sản của bên thứ 3 đó là Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện các thủ tục đầu tư từ năm 2017, là một trong những dự án điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam. Bài báo cung cấp các chọn lựa đầu tư về nhà máy điện mặt trời nổi trên cả hai quan điểm nền kinh tế quốc dân và quan điểm của chủ đầu tư đều mang lại hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo được các nghĩa vụ trả nợ cho các ngân hàng cũng như nhà tài trợ vốn. Từ khoá. Phân tích kinh tế, điện mặt trời, hệ thống PV, nhà máy điện mặt trời nổi. ECONOMIC ANALYSIS OF GRID- CONNECTED FLOATING PV SYSTEM AT DA MI LAKE, BINH THUAN PROVINCE Abstract. The electric energy industry always goes hand in hand with the development and application of science and technology. In the current situation of solar power development in Vietnam, following the explosion of solar farm power, rooftop solar power, followed by floating solar power is considered the best candidate in the field of solar power generation area, meeting the goals of land- space, battery performance, meeting better environmental goals. The paper will focus on the economic- financial analysis of a floating solar power factory with a capacity of 47.5 MW connected to the 110kV national power system at Da Mi hydropower reservoir in Binh Thuan province, in May 2019. Da Mi Solar Power Plant is the property of a 3rd party that is Da Nhim- Ham Thuan- Da Mi Hydropower Joint Stock Company, which has started to research and carry out investment procedures since in 2017, that is one of the first solar power projects in Vietnam. The article provides investment options for the floating solar power plant from the national economy point of view and the investor's point of view are both effective, able to recover capital and ensure debt repayment obligations for banks as well as capital sponsors. Keywords. Economic analysis, solar power, PV system, floating solar power plant. 1. GIỚI THIỆU Khoảng 58% lượng khí thải toàn cầu hiện nay đến từ các nước đang phát triển [1]. Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng chính được sử dụng truyền thống bởi tất cả các quốc gia theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã báo cáo vào năm 2015, lưu ý rằng nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng trên 100  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 toàn thế giới và chịu trách nhiệm cho 90% năng lượng khí thải liên quan dưới dạng CO2 [2]. Theo số liệu năm 2016 các quốc gia Đông Nam Á nhu cầu năng lượng đã tăng 60% trong 15 năm [3], các mục tiêu về năng lượng tái tạo do mỗi quốc gia đặt ra, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã tăng cường các mục tiêu tương ứng của họ. Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2020 khoảng 31,0%; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên đạt khoảng 44,0% năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050. Năm 2020, sản lượng điện phát từ điện mặt trời đạt 10,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Thái Lan cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ sử dụng 30% năng lượng tái tạo. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách áp dụng toàn bộ biểu giá cấp vào (FiT) chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, trong bối cảnh đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về sản xuất điện tái tạo, nhiên liệu sinh khối và xe điện, tổ chức nhà nước nỗ lực nhằm tăng cường nhiên liệu tái tạo trong danh mục năng lượng của đất nước [4]. Việt Nam trước đây cũng đã áp dụng mức thuế nhập vào (FiT) đối với quang điện mặt trời, chất thải rắn, sinh khối, gió và thủy điện nhỏ vào năm 2017. Năng lượng tái tạo đã được chính phủ Trung Quốc coi trọng trong 10 năm qua và Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã được chính phủ Trung Quốc xác nhận vào 28 tháng 2 năm 2005. Chính phủ Trung Quốc đưa ra một loạt chính sách và quy định để khuyến khích nổi bật là: “Tất cả năng lượng điện PV phải được mua bởi Công ty Điện lực và phải cung cấp đủ dịch vụ nối lưới” [5]. Tại Malaysia, chương trình mới nhất được triển khai vào tháng 11 năm 2011, đặt trọng tâm vào điện mặt trời. FiT có thời gian hoàn vốn là 21 năm và tỷ lệ giảm giá là 8% mỗi năm. Chương trình FiT được tài trợ bởi chính người tiêu dùng. Điều này đạt được bằng cách tăng giá điện lê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: