Danh mục tài liệu

Khung tham chiếu chung châu Âu: Từ lý luận đến thực tiễn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Đây là khung đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 lấy làm cơ sở tham khảo để đưa ra những quy định đánh giá năng lực ngoại ngữ ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày về hoàn cảnh ra đời, mục đích của CEFR, nội dung của tài liệu, ý nghĩa lý luận thực tiễn của CEFR, cũng như một số ý kiến phê bình của giới chuyên môn. Từ đó chúng tôi rút ra một số kiến nghị về tính khả thi của việc cấp các chứng chỉ A1-C2 của các cơ sở giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam theo chủ trương của Đề án 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung tham chiếu chung châu Âu: Từ lý luận đến thực tiễnTạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số2, 11,2017,5-12TậpSố Tr.2, 2017KHUNG THAM CHIẾU CHUNG CHÂU ÂU: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNTÔN NỮ MỸ NHẬTKhoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy NhơnTÓM TẮTBài viết trình bày về Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Đây là khung đánh giá năng lựcngoại ngữ quốc tế được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 lấy làm cơ sở tham khảo để đưa ra những quyđịnh đánh giá năng lực ngoại ngữ ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày về hoàn cảnhra đời, mục đích của CEFR, nội dung của tài liệu, ý nghĩa lý luận thực tiễn của CEFR, cũng như một số ýkiến phê bình của giới chuyên môn. Từ đó chúng tôi rút ra một số kiến nghị về tính khả thi của việc cấp cácchứng chỉ A1-C2 của các cơ sở giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam theo chủ trương của Đề án 2020.Từ khóa: Khung tham chiếu châu Âu, Khung năng lực ngoại ngữ 6 Bậc dùng cho Việt Nam.ABSTRACTCommon European Framework of Reference for Languages: From Theory to PracticeThe article describes the “Common European Framework of Reference for Languages” (CEFR).This is the framework to assess language proficiency levels, internationally recognized; and it is on thisglobal framework that the NFL 2020 Project bases to issue high-stake decisions concerning conferring theso-called “international certificate” A1-C2 to Vietnamese learners. This paper presents the backgroundto the development of the CEFR, its aims and objectives, its significances, and its criticisms. The articleconcludes with some suggestions as to reconsider the feasibility of assessing the Vietnamese learners’ foreignlanguage proficiency in terms of “European standard” by institutions of language education in Vietnam.Key words: CEFR, Six-level framework for foreign language proficiency in Vietnam (VNFLPF).1.Mở đầu“Khung tham chiếu chung châu Âu” là một khái niệm rất quen thuộc đối với cán bộ, giảngviên ngoại ngữ. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, 6 bậc trong “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậcdùng cho Việt Nam” được quy tương đương với 6 bậc A1-C2 của “Khung tham chiếu châu Âu”,và là yêu cầu về chuẩn năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, giáo viên ngoại ngữ ở Việt Namhiện nay.Để có thể hiểu hết ý nghĩa và vận dụng có hiệu quả “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùngcho Việt Nam”, việc tìm hiểu thấu đáo “Khung tham chiếu chung châu Âu” là vô cùng cần thiết.Tuy nhiên, do các điều kiện về thời gian, nhân lực, và độ khó học thuật của chính công trình, dườngnhư đa số cán bộ, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là cán bộ, giảng viên ở các trường phổ thông vàcác khoa ngoại ngữ ở các trường đại học nhỏ lẻ vẫn chưa có điều kiện tiếp cận, được giới thiệu với“Khung tham chiếu chung châu Âu” nguyên bản với đầy đủ triết lý giáo dục ngoại ngữ của nó.*Email: tnmynhat70@gmail.comNgày nhận bài: 29/3/2016; ngày nhận đăng: 16/8/20165Tôn Nữ Mỹ NhậtMục đích của bài viết này là góp phần lấp đi khoảng trống kiến thức đó.Chỉ cần một click chuột với từ khóa “Common European Framework of Reference forLanguages: Learning, Teaching, Assessment” - tên gọi đầy đủ theo bản tiếng Anh của “Khungtham chiếu chung châu Âu”, thường được viết tắt là CEFR, chúng ta sẽ có được CEFR nguyênbản, một công trình dày 264 trang. Công trình được các chuyên gia trên thế giới nhận định:“CEFR - tài liệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thập niên” (J. Béresová, 2011); “Được chínhthức xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Pháp vào năm 2001, từ đó CEFR được dịch sang 38 thứtiếng và nhanh chóng trở thành một trong những hiện tượng xuất bản có ảnh hưởng lớn nhấttrong thập niên qua trong lĩnh vực học và dạy ngôn ngữ, và đặc biệt là đánh giá ngôn ngữ ở châuÂu cũng như ở những nơi khác” (W. Martyniuk, 2011); “Nếu có một công trình khảo sát về mộttài liệu mật thiết nhất, và cũng gây tranh cãi nhiều nhất, trong lĩnh vực, trong thế kỷ thứ 21, thìứng cử số 1 chắc chắn thuộc về CEFR” (N. Figueras, 2012).CEFR đã ra đời trong hoàn cảnh thế nào? Nội dung bao gồm những gì? Những ý nghĩa lýluận, thực tiễn của CEFR là gì? Phải chăng đó là một kim chỉ nam tuyệt đối hoàn hảo về học, dạy,và đánh giá năng lực ngôn ngữ? Đây là những nội dung sẽ được chúng tôi đề cập trong phạm vibài viết này.2.Hoàn cảnh ra đời của công trìnhCEFR được thai nghén ở cả hai bờ Đại Tây Dương từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.Những xung đột, mâu thuẫn xã hội, chính trị trên trường quốc tế đã đặt ra nhu cầu cấp bách vềhọc ngoại ngữ để có thể trao đổi, giao tiếp giữa các quốc gia. Trước thực tế toàn cầu hóa, vấnđề di dân, chủ nghĩa đa văn hóa và đa ngôn ngữ diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở phương Tây, chấtlượng giáo dục ngôn ngữ trở thành một trong những thách thức lớn đối với chính phủ các nước.Cần phải đề ra những chính sách giáo dục ngôn ngữ thích hợp, vì ngôn ngữ là phương tiện giáodục; suy cho cùng, về bản chất, giáo dục là về khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học tronggiáo dục nhà trường ...

Tài liệu có liên quan: