Danh mục tài liệu

Kịch viết về đề tài lịch sử sau năm 1945 - nhìn từ phương diện ngôn ngữ kịch

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.30 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: Chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kịch viết về đề tài lịch sử sau năm 1945 - nhìn từ phương diện ngôn ngữ kịchTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 22/2018 55 KỊCH VIẾT VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ SAU NĂM 1945 - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ KỊCH Trần Thị Thư Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Tóm tắt: Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến. Về thi pháp, trong vòng hơn một trăm năm tồn tại và phát triển, kịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi để tiếp cận với thi pháp kịch hiện đại trên thế giới. Những đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong hành động, xung đột, nhân vật và ngôn ngữ kịch. Trong đó, ngôn ngữ kịch ít được nói đến, nhưng lại là yếu tố quan trọng làm nên diện mạo của kịch nói chung và kịch về đề tài lịch sử nói riêng. Từ khoá: Kịch về đề tài lịch sử; ngôn ngữ, thi pháp kịch. Nhận bài ngày 05.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Trần Thị Thư; Email: t2thu8888@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù ra đời khá muộn so với các thể loại khác, nhưng kịch Việt Nam lại sớm cónhiều thành tựu nổi bật, trong đó không thể không nhắc đến kịch viết về đề tài lịch sử. Vớiđặc trưng thể loại là sự đề cao xung đột kịch tính, vai trò diễn xuất của diễn viên, sự táidựng cuộc đời trên sân khấu..., nên kịch có tác động mạnh mẽ đến khán giả. Các vở kịchvề đề tài lịch sử, do đó, càng có sức sống khá lâu dài, không ngừng được tái dựng trên sânkhấu, không ngừng được khai thác, dàn dựng theo quan điểm và phương thức diễn xướngđương đại. Từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, kịch lịch sử đã bắt đầu được chú ý vớisự ra đời của một loạt vở kịch được sáng tác và dàn dựng dựa trên các “tích cổ”, theo tinhthần “dĩ cổ vi kim”. Gắn với hiện thực hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cáckịch phẩm thời kì chống Pháp và chống Mỹ đã đạt đến sự thống nhất cao về tư tưởng, chủđề, giá trị nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh các vở kịch tái dựng hình ảnh dân tộc trongsuốt chiều dài lịch sử là các kịch phẩm tập trung thể hiện chủ đề chiến tranh cách mạng.Một số vở kịch tiêu biểu như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng; NguyễnTrãi ở Đông Quan, Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi; Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi của56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIĐào Hồng Cẩm; Nợ non sông của Phạm Quang Long; Độc thoại đêm của Lê Duy Hạnh,Cột trụ chống trời của Nguyễn Anh Biên… đã đánh dấu một chặng đường phát triển mới,ghi nhận nhiều yếu tố cách tân, sáng tạo về phương diện nội dung, nghệ thuật kịch cũngnhư hiệu ứng lan tỏa, tác động thẩm mĩ sâu rộng đến đông đảo công chúng. Ngoài cốttruyện, hành động, xung đột kịch tính…, ngôn ngữ kịch đóng vai trò quan trọng trong việcthể hiện chân dung, tính cách của các nhân vật kịch. Dưới đây, chúng tôi điểm lại một sốnét đáng chú ý của ngôn ngữ kịch trong các kịch phẩm viết về đề tài lịch sử.2. NỘI DUNG2.1. Sơ lược về các dạng thức ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ độc thoại Bàn về kịch (kịch bản văn học), chúng ta có thể nhận thấy những đặc thù của ngônngữ thể loại. Đối với một tác phẩm kịch, khác với ngôn ngữ của thể loại trữ tình và tự sự,mọi vấn đề đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật, nghĩa là tác giả dùng ngôn ngữ thoại để xâydựng nhân vật chứ không dùng ngôn ngữ miêu tả. Ở đây, người kể chuyện hoàn toànkhông tham gia vào việc dẫn dắt nội dung tác phẩm mà thay vào đó, tác giả kịch bản sẽ gửigắm tất cả những quan điểm nghệ thuật của mình thông qua ngôn ngữ của nhân vật, do đó,quan điểm sáng tác của nhà văn được thể hiện cùng một lúc qua nhiều tiếng nói khác nhau.Bởi vậy, về cơ bản, kịch bản văn học chỉ có một thành phần lời nói. Đó là lời các nhân vậtđược truyền đạt bởi những diễn viên đóng vai các nhân vật ấy. Lời của các nhân vật gọi làthoại, bao gồm ba dạng: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Theo Lại Nguyên Ân, “ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa haiphía) trong đó có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sangphía kia (giữa những người tham gia giao tiếp). Mỗi phát ngôn đều được kích thích bởiphát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Ngôn ngữ đối thoại trong kịch bảnvăn học là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Vì kịch bản chủ yếu là sự liên kết mộtchuỗi các đối thoại, nên đây là thành phần lời văn quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạonên cấu trúc của kịch bản văn học” [1, tr.130]. Đối thoại là nói với nhau nhưng không phảicứ nói với nhau là có đối thoại trong kịch. Bêlinxki nói, tính kịch không phải là do có nóiqua lại mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu ...

Tài liệu có liên quan: