Danh mục tài liệu

Kinh tế học cổ điển là gi?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.33 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế học cổ điển là gi? Kinh tế học cổ điểnTrường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trongnhững xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử pháttriển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫncòn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điểnbắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuốithế kỷ 19.Mục lục  1 Những người sáng lập  2 Phương pháp luận  3 Những đặc điểm riêng biệt  4 Các giai đoạn phát triển  5 Các nguyên lý cơ bản  6 Xem thêm  7 Nguồn tham khảoNhững người sáng lậpNgười đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là William Petty(1623 – 1687), người Anh. Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vựcthuế, hải quan và thống kê. Là người được K. Marx đánh giá cao qua các phátminh khoa học kinh tế.Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), DavidRicardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873).Quan điểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, làkhoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên.Phương pháp luậnTrường phái cổ điển đối lập với chủ nghĩa trọng thương trên nhiều phương diện,trong đó sự khác biệt biểu hiện ở phương pháp luận và đối tượng nội dung các luậnthuyết. Thực tiễn giai đoạn phát triển kinh tế công xưởng lên công nghiệp hóa thểhiện sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất công nghiệp,đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với lý do đó đối tượng nộidung của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sảnxuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các định đề thu nhận từ cácquy luật sản xuất có thể quan sát. Có thể nói, trường phái cổ điển biến kinh tếchính trị thành một môn khoa học thực sự, nghiên cứu những vấn đề kinh tế vềcạnh tranh tự do.Đóng góp quan trọng của trường phái là đặt phạm trù lao động – lực lượng khởitạo nền kinh tế, và phạm trù giá trị kinh tế – sự biểu hiện của giá trị chung, vàotrung tâm của nghiên cứu kinh tế; đã đề ra ý tưởng tự do kinh tế; nhiều tác phẩmkhoa học về các vấn đề giá trị thặng dư, lợi nhuận, thuế, địa tô được trình bày.Chính từ trường phái này đã sản sinh ra môn khoa học kinh tế.Những đặc điểm riêng biệt 1. Không công nhận chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước và chú trọng phân tích các vấn đề của lĩnh vực sản xuất trong sự tách biệt khỏi lĩnh vực giao thương; đề xuất và áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiến bộ như phương pháp nguyên nhân-hậu quả, suy diễn, quy nạp, logic trừu tượng. Tuy nhiên, việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnh vực sản xuất và giao thương đã làm cho các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy đủ những liên quan mật thiết giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tố giao thương lên quá trình sản xuất.2. Dựa trên phương pháp phân tích nguyên nhân-hậu quả, tính toán các chỉ số kinh tế trung bình, các nhà “cổ điển” tìm cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành giá trị hàng hóa. Họ cho rằng dao động của giá cả trên thị trường không liên quan đến “bản chất tự nhiên” của tiền và số lượng của chúng, mà liên quan đến các chi phí sản xuất, hay nói cách khác, đến số lượng lao động bỏ ra.3. Phạm trù giá trị vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để nảy mầm các phạm trù khác. Vấn đề giá trị hàm chứa các câu hỏi như sau: giá trị biểu hiện giống như một hiện tượng và các dạng thức của nó thế nào? Cơ sở, nguồn gốc hay nguyên nhân nào của giá trị? Giá trị có đại lượng hay không và cách xác định đại lượng đó như thế nào? Cái gì có thể dùng để đo giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nào trong lý thuyết kinh tế? Ngoài ra, việc đơn giản hóa phân tích và hệ thống hóa đã làm cho khoa học kinh tế hướng đến phát minh các quy luật mang tính cơ học, tương tự như trong vật lý học, nghĩa là không tính đến các yếu tố tâm lý, đạo đức, luật pháp và các yếu tố xã hội khác.4. Tăng trưởng kinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là không phải dựa vào nguyên tắc xuất siêu, mà là sự năng động và cân bằng trạng thái nền kinh tế quốc gia. Trong vấn đề này các nhà “cổ điển” không vận dụng các phương pháp phân tích toán học hay mô hình toán học để có thể chọn ra phương án tối ưu trong số các phương án về tình trạng kinh tế. Trường phái cổ điển cho rằng cân bằng trong kinh tế là có thể đạt được một cách tự động theo quy luật thị trường của Jean-Baptiste Say 5. Từ lâu tiền tệ được cho là của con người tạo ra một cách chủ ý. Đến giai đoạn của trường phái cổ điển tiền tệ được cho là một dạng hàng hóa tách biệt từ trong thế giới hàng hóa, và chúng không thể bị thay thế bởi những thỏa thuận giữa mọi người. Tuy nhiên, chức ...