
Nghiên cứu tổng quan về kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tổng quan về kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ĐẤT VÀ KHAI THÁC CÁC NGUỒN THU TỪ ĐẤT PGS.TS Hoàng Văn Cường TS. Nguyễn Thị Hải Yến NCS.ThS Nguyễn Thanh Lân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Các nội dung về kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất tại Việt Nam đã được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và được nhấn mạnh từ năm 2006 trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng), Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ, Nghị quyết số 27 NQ/BCSĐTNMT ngày 02/12/2009, Quyết định số 675/QĐ-BTNMT ngày 09/4/2010 v.v. Đây được xem như là nền tảng và cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình quản lý kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quản lý đất đai ở nước ta, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và cụ thể hóa. Nghiên cứu này tổng quan các bài viết và công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề quan trọng này, với kỳ vọng gợi mở những vấn đề để các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và các nhà hoạt động thực tiễn tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, bàn luận sâu hơn và đóng góp ý kiến về chủ đề kinh tế đất và khai thác các nguồn thu từ đất tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Đất đai; Giá đất; Giá trị đất gia tăng; Kinh tế đất; Nguồn thu từ đất 1. Giới thiệu Vai trò đất đai và sự tham gia của đất đai vào các hoạt động kinh tế - xã hội đã được khẳng định trong các học thuyết về kinh tế - chính trị - xã hội. Kể từ những nghiên cứu đầu tiên được công bố vào năm 1924 tới nay, kinh tế đất và vai trò của kinh tế đất đã nhận được sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Ban đầu, kinh tế đất được xem xét dưới góc độ đơn ngành – chỉ đơn thuần là ngành/lĩnh vực sử dụng đất, với vai trò đất đai là yếu tố đầu vào (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, đô thị v.v.). Tuy nhiên, theo tiến trình dòng chảy của sự phát triển, đất đai và kinh tế đất được xem xét ở liên ngành của các khoa học. Đáng chú ý, trong mô hình kinh tế đương đại, với sự nổi lên của các lý thuyết tài chính và bất động sản (BĐS), đất đai cũng dần được khẳng định vai trò đóng góp trong các hoạt động của thị trường BĐS và thị trường tài chính, bên cạnh góc nhìn kinh tế đất là khoa học quản lý (kinh tế công). Bài viết này nhà tổng hợp những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến kinh tế đất và các nguồn thu từ đất. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất 1 số hướng nghiên cứu về kinh tế đất và các nguồn thu từ đất trong bối cảnh Việt Nam. 181 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk-research). Các nguồn cơ sở dữ liệu được sử dụng để tìm kiếm tài liệu: ScienceDirect, Proquest Central, Emerald Insight, Tạp chí điện tử Taylor & Francis, SAGE Journals, Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam (http://sti.vista.gov.vn/) v.v. Các từ khóa chính được sử dụng rà soát tài liệu: land economics, land value, land price, land finance; kinh tế đất, nguồn thu từ đất v.v. Sau khi rà soát (cả trong và ngoài nước), các tài liệu, bài viết liên quan đến chủ đề nghiên cứu được đọc sâu, phân nhóm, so sánh, đối chiếu và tóm lược thành các nhóm chủ đề nghiên cứu chi tiết hơn (sub-topics). Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu tổng quan ban đầu được trình bày chi tiết dưới đây. 3. Kết quả nghiên cứu tổng quan về kinh tế đất và khai thác nguồn thu từ đất 3.1. Nghiên cứu nước ngoài 3.1.1. Cơ sở lý luận chung về kinh tế đất 3.1.1.1. Vai trò đất đai trong trong học thuyết kinh tế Đất đai có vai trò quan trọng trong các hoạt động khác nhau như: kinh tế - xã hội – môi trường. Do đó, đất đai cũng là đối tượng được quan tâm nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ của các ngành khoa học khác nhau như: khoa học kinh tế, môi trường, sinh thái học, văn hóa…(Hubacek, K., & van den Bergh, J. C., 2006). Trong các lý thuyết kinh tế học, vai trò chủ đạo của đất đai được nhấn mạnh như là yếu tố của quá trình sản xuất. Trọng tâm của đất đai trong lý thuyết kinh tế là tìm caua trả lời thỏa đáng, xoay quanh câu hỏi có nên dành một nơi đặc biệt cho đất để xây dựng chức năng sản xuất tổng hợp hay không? Đây là cách tiếp cận vai trò đất đai trong kinh tế học cổ điển và tân cổ điển (Metzemakers, P., & Louw, E., 2005). Tuy nhiên, trong lịch sử khoa học kinh tế, còn có cách tiếp cận vai trò đất đai khác, đó là coi đất đai là hàng hóa của quá trình tiêu dùng xã hội. Theo đó, đất đai với đặc tính tồn tại lâu dài, có thể tham gia giao dịch trên thị và có khả năng tạo giá trị theo thời gian như các hàng hóa và dịch vụ khác. Ngoài ra, đất đai không chỉ đóng vai trò là tài nguyên thiên nhiên mà đóng vai trò tài sản/ nguồn vốn. Chính vì vậy, trong mô hình kinh tế đương đại, với sự nổi lên của các lý thuyết tài chính và bất động sản (BĐS), đất đai cũng dần được khẳng định vai trò đóng góp trong các hoạt động của thị trường BĐS và thị trường tài chính. Các vai trò này được phản ánh qua mối liên kết giữa thị trường BĐS và các thị trường tài sản khác, hay như mối qua hệ giữa biến số vĩ mô như lãi suất, lạm phát và diễn biến của nền kinh tế. 3.1.1.2. Một số nội dung cơ bản của khoa học kinh tế đất Có thể thấy rằng, kinh tế đất đai vừa là một chủ đề và cũng là hướng nghiên cứu đầy thách thức, phức tạp, đôi khi đan xen và giao thoa giữa các phân ngành khoa học. Do 182 bởi, đất đai là một khái niệm trung tâm nhưng mang tính liên ngành, trong đó, có liên quan đến c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế đất Khai thác nguồn thu từ đất Quản lý kinh tế đất Giá trị đất gia tăng Mô hình kinh tế đương đại Học thuyết kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
64 trang 349 1 0 -
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 235 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 231 1 0 -
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 202 0 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
373 trang 199 0 0 -
Mô hình đa tác tử và ứng dụng vào bài toán dự báo
10 trang 197 0 0 -
Tuyển Các bài Tập Nguyên lý Kế toán
64 trang 164 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
36 trang 163 0 0 -
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 6 - GS.TS. Phạm Quang Phan
13 trang 146 0 0 -
Sử dụng công cụ giá đất và định giá đất trong quản lý kinh tế đất theo cơ chế thị trường ở Việt Nam
22 trang 141 0 0 -
Giáo trình về môn Kinh tế vĩ mô
93 trang 140 0 0 -
Tài liệu Học thuyết giá trị thặng dư
22 trang 113 0 0 -
Tiểu luận: Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác
62 trang 104 0 0 -
13 trang 96 0 0
-
7 trang 86 0 0
-
Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Ths. Nguyễn Quang Huy
100 trang 82 0 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
285 trang 73 0 0 -
Tiểu luận: 'Lợi ích kinh tế và các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay'
33 trang 55 0 0 -
5 trang 53 0 0
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - PGS.TS Trần Bình Trọng
173 trang 52 0 0