Danh mục tài liệu

Ký ức tuổi thơ - nơi trở về của các tác giả Hồi Kí trong văn học Việt Nam sau 1985

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc từ chất liệu của kí ức. Với đặc trưng thể loại, hồi kí là cái nhìn ngoái lại, là sự định vị lại các giá trị, chính vì thế kí ức tuổi thơ là một miền nhớ miền thương, một nơi trở về của các tác giả hồi kí. Thống kê lại tất cả các cuốn hồi ký ra đời sau 1985, hầu hết các cuốn sách đều dành nhiều trang viết cho tuổi ấu thơ với bộn bề những kí ức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ký ức tuổi thơ - nơi trở về của các tác giả Hồi Kí trong văn học Việt Nam sau 1985TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 36.2017KÝ ỨC TUỔI THƠ - NƠI TRỞ VỀ CỦA CÁC TÁC GIẢ HỒI KÍTRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985Kiều Thu Huyền1TÓM TẮTKý ức là màng sàng lọc vô thức, không phải muốn nhớ hay muốn quên là được,có những cái muốn nhớ cũng không được, có những cái muốn quên mà không thể nàoquên. Ký ức cũng chính là ân huệ mà đời sống ban tặng trong cuộc đời mỗi con người.Kí ức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo văn học, thường là những ấn tượng,những kỉ niệm sâu sắc trong quá khứ nhưng có sức ám ảnh lâu bền đối với con người.Ở Việt Nam nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắctừ chất liệu của kí ức. Với đặc trưng thể loại, hồi kí là cái nhìn ngoái lại, là sự định vịlại các giá trị, chính vì thế kí ức tuổi thơ là một miền nhớ miền thương, một nơi trở vềcủa các tác giả hồi kí. Thống kê lại tất cả các cuốn hồi ký ra đời sau 1985, hầu hết cáccuốn sách đều dành nhiều trang viết cho tuổi ấu thơ với bộn bề những kí ức.Từ khóa: Kí ức, tuổi thơ, hồi kí, văn học Việt Nam sau năm 1985.1. ĐẶT VẤN ĐỀKí ức chính là hình ảnh, sự việc đã qua, được trí nhớ ghi lại và gợi lên. Theocuốn Từ điển tiếng Việt, kí ức tương tự như hồi ức, có nghĩa là “nhớ lại điều bản thânđã trải qua hoặc một cách có chủ định” [8; tr.594]. Để khẳng định vai trò của kí ức nhàvăn Tsinghiz Aimatop cho rằng: Nếu con người không có kí ức thì anh ta buộc phảixác định lại vị trí của mình trên Trái đất, nếu con người không có kinh nghiệm lịch sửcủa dân tộc mình và dân tộc khác thì anh ta sẽ đứng ngoài viễn cảnh lịch sử và chỉ cókhả năng sống bằng hiện tại mà thôi” [10; tr.9]. Đặc biệt, kí ức đóng vai trò quan trọngtrong việc sáng tạo văn học. Trong cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học, M.Arnaudovnhấn mạnh hồi ức/ ký ức chính là quyền lực mạnh mẽ để tạo nên sự thăng hoa nghệthuật: “Một khi sự vật đã trở thành thích thú, toàn bộ tâm hồn sẽ được mở rộng và cảmthụ xâm nhập vào không hề đơn độc mà cùng với một màng lưới phức tạp của các biểutượng và các phản ứng bên trong khác. Sự phối hợp này sẽ không bao giờ biến mấtnữa, và nếu các biểu tượng phối trợ sau đấy được tái hiện thì chúng sẽ gợi nhớ lại biểutượng chủ đạo, còn bản thân biểu tượng chủ đạo này thì lại gợi nhớ về chúng. Đặcđiểm này có ý nghĩa to lớn không chỉ với sự tái hiện đơn thuần sự gợi lại các hồi ức màcòn đối với bản thân sự sáng tạo văn học [7; tr.146].1Phóng viên Báo Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa86TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 36.2017Như vậy, kí ức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo văn học, thường là nhữngấn tượng, những kỉ niệm sâu sắc trong quá khứ nhưng có sức ám ảnh lâu bền đối vớicon người. Nó có thể là những bước ngoặt làm thay đổi số phận hoặc thay đổi tưtưởng, nhận thức của con người trước đó thành con người hiện tại. Đồng thời, kí ứcgóp phần thể hiện thế giới nội tâm của người kể. Mặt khác, tái hiện lại quá khứ cũng làcách tự nhận thức những điều đã qua, kí ức do đó là hành vi tìm lại chính mình cũngnhư chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời.Ở Việt Nam nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắctừ chất liệu của kí ức. Huy Cận từ những hình ảnh quê hương khắc ghi trong trí tưởngtượng đã viết nên những vần thơ “mang mang thiên cổ sầu”. Nguyên Hồng từ kí ức tuổithơ đã viết nên Những ngày thơ ấu và Bỉ vỏ đầy sức hút. Phùng Quán ghi dấu ấn với Tuổithơ dữ dội cũng nhờ những khoảnh khắc trong quá khứ đã ám ảnh suốt đời. Hoàng Cầmmang những kỉ niệm tuổi thơ nơi vùng Kinh Bắc để viết những vần thơ đầy huyền hoặc.Với riêng các tác phẩm hồi kí, kí ức chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà vănnhắc nhớ và khai thác. Chúng tôi tập trung nghiên cứu hồi kí văn học Việt Nam sau1985 bởi đây là giai đoạn nở rộ về số lượng tác phẩm. Những tác phẩm lớn nhất, haynhất của thể loại hồi kí hầu hết đều ra đời ở giai đoạn này. Đó là những tác phẩm củaAnh Thơ, Tô Hoài, Tố Hữu, Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Vũ Bão, Ma Văn Kháng,Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào...Ngoài sự cởi mở về phạm vi nội dung phản ánh, bạn đọc còn nhận thấy hồi kígiai đoạn sau 1985 thay đổi ở cách thức tiếp cận, phản ánh đời sống và con người; đadạng hóa nghệ thuật trần thuật... kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ tư duy nghệ thuật củathể loại so với các giai đoạn trước.Hồi kí văn học thời kì sau 1985 phát triển mạnh mẽ, rõ nét, đa dạng vì ngoài việctập hợp được lực lượng người viết là những cây bút có tên tuổi trên văn đàn, điều quantrọng hơn hết chính giai đoạn đổi mới đã mang lại bầu sinh khí mới kích hoạt sự sángtạo của nhà văn. Và ở hầu hết các tác phẩm hồi kí, kí ức tuổi thơ chiếm phần khôngnhỏ trong các trang viết.2. NỘI DUNG2.1. Ký ức tuổi thơ như một miền để nhớ để thươngKí ức có vai trò quan trọng, đặc biệt là kí ức tuổi thơ. Đó có thể là nỗi nhớ bấtchợt từ hiện tại mở ra câu chuyện quá khứ hay sự hiện hữu song song của quá khứ vàhiện tại mà sợi dây kết nối tưởng đứt l ...

Tài liệu có liên quan: