![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
LẶNG LẼ NGUYỄN VINH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LẶNG LẼ NGUYỄN VINHLẶNG LẼ NGUYỄN VINH NGUYỄN VINH-Cơn gió nóng-sơn dầuTin họa sĩ Nguyễn Vinh ra đi đột ngột với chính tôi và với tất các cácbạn đồng nghiệp ở Hà Nội. Không ai tin Nguyễn Vinh đã ra đi bởi họtin yêu anh, một họa sĩ tài năng sống giản dị, gần gũi hòa đồng vớiđồng nghiệp. Một con người mà cuộc sống có vẻ như lặng lẽ nhưng lạicó sức cảm phục với mọi người.Họa sĩ Nguyễn Vinh sinh ngày 1 tháng 4 năm 1948 trong một gia đìnhlao động tại Đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, nhưngnguyên quán tại xã Thụy Anh, huyện Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Anhcó nhiều năm sống tại số nhà 149A phố Lê Duẩn phường Cửa Namquận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.Năm 18 tuổi, Nguyễn Vinh bước vào con đường Mỹ thuật. Anh là họcsinh hệ trung cấp thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp ViệtNam. Năm 1969 sau khi tốt nghiệp anh được phân công về công tác tạiTy Văn hóa Vĩnh Linh, vùng tuyến lửa ác liệt của cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước. Tại đây cùng với cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh,anh đã vượt qua các thử thách, ngày đêm làm việc phục vụ các nhiệmvụ văn hóa mà Ty văn hóa Vĩnh Linh giao cho. Và cũng chính thời kỳnày đã để lại cho anh những ấn tượng hào hùng về quân và dân ta trongcuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Vinh thực sự đã trở thành mộtchiến sĩ Văn nghệ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật và cũng là mộtchiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Những bài học của cuộc chiến đấu,những sáng tác trong khói lửa chiến tranh làm cho ngọn bút củaNguyễn Vinh ngày càng điêu luyện, sâu sắc khỏe khoắn và bay bổng.Sau 5 năm công tác ở tuyến lửa Vĩnh Linh, anh được cơ quan cử về họctập tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, khoa Hội họa, đến năm 1979.Năm 1979 đến năm 1986, họa sĩ Nguyễn Vinh công tác tại Vụ Mỹthuật (nay là Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) thuộc Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch. Tại Vụ Mỹ thuật - với tư cách là một chuyên viênMỹ thuật, anh được Vụ phân công theo dõi phong trào sáng tác. Từnăm 1986 đến năm 1992 họa sĩ Nguyễn Vinh về công tác tại xưởng Mỹthuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam sau đó anh nghỉ công tác theo chế độ.ở bất cứ cơ quan nào họa sĩ Nguyễn Vinh cũng là một cán bộ nhiệt tìnhcó tinh thần trách nhiệm công tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong côngviệc, sống chan hòa với mọi người, chân thành tận tình với đồngnghiệp.Trong thời gian công tác tại Vụ Mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam bêncạnh công việc cơ quan, họa sĩ Nguyễn Vinh đã dành nhiều thời giancho sáng tác. Thời kỳ đầu, anh thể nghiệm nhiều tác phẩm trên chất liệuLụa, một chất liệu truyền thống, ta có thể kể tới các tác phẩm như : Côgái Chăm, lụa, 50 x70 (1980); Lý ngựa ô, lụa 45 x 55 (1982)... Hìnhnhư chất liệu lụa không làm anh thỏa mãn được bút lực của mình nênnhững năm sau anh chuyên tâm vào chất liệu sơn dầu, và chính chấtliệu này đã tạo được một Nguyễn Vinh với những dấu ấn và cá tính củaanh trong tác phẩm. Hàng loạt tác phẩm sơn dầu dự các triển lãm Mỹthuật Toàn Quốc, triển lãm Mỹ thuật Khu vực của Hội Mỹ thuật ViệtNam đã đưa họa sĩ Nguyễn Vinh đến đỉnh cao của sáng tạo Hội họa.Những tác phẩm đó đã ghi danh Nguyễn Vinh vào một trong nhiều tácgiả thành công trong thời kỳ đổi mới. Ta có thể kể tới các tác phẩmnhư: Người Xóm Chăm Phan Rang sơn dầu (110x120cm) - huy chươngBạc triển lãm Toàn quốc năm 1985; Khủng bố trắng sơn dầu (90 x120cm) 1990; Cơn gió nóng sơn dầu (180x140 cm) - Giải thưởng triểnlãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1995; Trẻ nghèo khó chăm học sơn dầu(180x145cm) Giải C triển lãm Mỹ thuật Khu vực I Hà Nội năm 1999;Trẻ sơ sinh trong lòng địa đạo Vĩnh Linh Sơn dầu (110x150 cm), GiảiC triển lãm Mỹ thuật Khu vực I Hà Nội năm 2002. Mây ngàn gió núiMường Phăng sơn dầu (160x140cm) 2004, tham gia triển lãm kỷ niệm50 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2004) hiện lưu giữ tại Bảo tàngtỉnh Điện Biên và gần đây nhất anh đã sáng tác bức tranh Lụa khổ lớn:Đong đưa tháng Bẩy (90x120cm), tham dự triển lãm tranh Lụa toànquốc năm 2007 tại Bảo tàng Mỹ thuật.Có thể nói những năm gần đây, họa sĩ Nguyễn Vinh trăn trở với nhữngký ức chiến tranh mà anh đã trải qua một thời, những con người, cuộcsống còn nhiều khó khăn đè trên vai những đứa trẻ, những người phụnữ... với một tình cảm yêu thương, chia sẻ, cảm thông và sự dằn vặt củanội tâm. Tranh của họa sĩ Nguyễn Vinh luôn tìm tòi, giầu chất trí tuệ vàgiá trị nghệ thuật nhân văn.Những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Vinh đã được ghi nhận bằng 2 giảithưởng của triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc năm 1985 và 1995, 2 giảithưởng triển lãm Mỹ thuật Khu vực của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giảithưởng Mỹ thuật của Bộ Quốc phòng... ngoài ra anh còn nhận đượcgiải thưởng trong cuộc thi tem của Tổng cục Bưu Điện.Hai mươi năm sáng tác liên tục, họa sĩ Nguyễn Vinh đã để lại cho đờinhững tác phẩm xuất sắc được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao, anh làmột họa sĩ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Là một họa sĩ sống lặng lẽ, thâm trầm, gần gũi với mọi người, chia sẻvà cảm thông với đồng nghiệp, anh đã để lại những kỷ niệm đẹp củacuộc đời mình cho bạn bè, cho đồng nghiệp.Tôi được tin họa sĩ Nguyễn Vinh lặng lẽ ra đi vào hồi 1h chiều ngày 22tháng 8 năm 2008, đó là một tin hết sức đột ngột và gây bàng hoàngcho tôi và những bạn bè đang cùng ngồi trò chuyện. Không thể tinđược, dù đó là sự thật. Bởi đã mấy tháng nay chúng tôi không được gặpanh và còn tưởng anh vẫn còn đi đâu đó với những công việc sáng táccủa mình, vậy mà anh thật sự đã ra đi.Trần Khánh Chương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
họa sĩ nguyễn vinh mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 335 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 172 0 0 -
6 trang 120 0 0
-
6 trang 89 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 71 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 68 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 68 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 64 2 0 -
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0