
LỄ HỘI VIỆT NAMCÁC LỄ HỘI CHÍNH 8
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỄ HỘI VIỆT NAMCÁC LỄ HỘI CHÍNH 8 LỄ HỘI VIỆT NAM CÁC LỄ HỘI CHÍNH 8Lễ hội Yên Tử Địa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã UôngBí Thời gian: Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dàihết tháng 3 (âm lịch) Ý nghĩa: Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích củathiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội ch ùa Yên Tử để được tách mình khỏithế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Ca dao có câu: ”Trăm năm tích đức, tu hành Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu” Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp.Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất (.068 m (so với mặt n ước biển). Lên chùa Đồngdu khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - NguyễnTrãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thậpcửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắnliền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm. Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đichốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyệncổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đềucảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quangmây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Đông Bắc.Lễ hội Bạch Đằng Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có nămkéo dài tới bốn ngày đêm. Ý nghĩa: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộcchống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288). Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùngdân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tanquân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quânNguyên Mông. Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu húthàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự. Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làngrước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải làmột nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đuahình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sốngdậy âm hưởng của trận chiến năm xưa. Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấuvật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tậptrận của quân dân đời nhà Trần.Lễ hội Trà Cổ Địa điểm: Diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Thời gian: Được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6(âm lịch) hàng năm. Ý nghĩa: Cách đây gần 600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờcác vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoànglàng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng. Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”.Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Đồ Sơn. Đình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dânkhởi nghĩa thời Lê - Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng củangười Việt hiện nay vẫn được bảo tồn. Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30 tháng5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ. Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rướcvua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bátbửu, tiếp đến là người cầm cờ vía phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đứcđược làng bầu chọn từ cuối hội năm trước cùng những người khiêng kiệu. Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu làthi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám vàdân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội. Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đềuđược cả làng biết đến. Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, ngườita cầu mong trời đất thần linh ph ù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bánphát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.Lễ hội Quan Lạn Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Thời gian: Được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hộikéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6. Ý ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lễ hội việt nam lễ cúng gia tiên tục lệ người việt Lễ hội Cổ Loa văn hóa người việtTài liệu có liên quan:
-
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm người phụ nữ là món ăn trong Tiếng Việt
8 trang 63 0 0 -
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 53 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 51 0 0 -
Du lịch - Văn hóa trong mối quan hệ với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
7 trang 34 0 0 -
Tôn giáo lễ hội Việt Nam: Phần 2
389 trang 31 0 0 -
18 trang 30 0 0
-
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với người Việt qua ca dao, tục ngữ
4 trang 28 0 0 -
Văn hóa và con người vùng Tây Nam Bộ: Phần 1
196 trang 28 0 0 -
Tết cổ truyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
7 trang 28 0 0 -
Bài 5 -Văn hóa tồ chức đời sống cá nhân (phần 2)
15 trang 28 1 0 -
việt nam - di tích và cảnh đẹp: phần 2
95 trang 27 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Cổ Loa truyền thống và biến đổi
81 trang 26 0 0 -
Những khám về Hoàng Đế Quang Trung
38 trang 25 0 0 -
Văn hóa và con người vùng Tây Nam Bộ: Phần 2
252 trang 25 0 0 -
Bài 5 - Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (phần 1)
12 trang 25 1 0 -
34 trang 23 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
7 trang 22 0 0 -
LỄ HỘI VIỆT NAMCÁC LỄ HỘI CHÍNH 4
8 trang 22 0 0