
Tài liệu về Văn hóa là gì?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Văn hóa là gì?Văn hóa là gì?Nhiều bạn trẻ cứ nghe thấy từ “văn hóa” là đã thấy một kháiniệm nào đó cao xa, hàn lâm và khó hiểu. Nhưng với tôi, tôinghĩ văn hóa là những gì rất gần gũi, rất quen thuộc trongcuộc sống hàng ngày. Bạn cứ thử một lần đi xa khỏi nơi mìnhsinh ra và lớn lên, khi ấy, trong đầu bạn nhớ về những hìnhảnh nào, dù chỉ là một món ngon, hay một con phố quen – thìđó chính là văn hóa.Không hiểu tôi định nghĩa như thế có đúng không, nhưng vớicá nhân tôi, những gì sắp kể dưới đây chính là văn hóa:Chày cốiNgày nay, lớp trẻ đa phần chỉ nghe đến từ “chày cối” khithấy một người nào đó ngang ngạnh, hay cãi cùn, người tagọi là cãi chày cãi cối. Nhưng ở thế hệ tôi, chày và cối lànhững vật dụng quen thuộc lắm.Đây là cặp cối – chày của nhà tôi. Không nhớ mẹ đã mua từbao giờ, nhưng khoảng mười tuổi tôi đã thấy nó xuất hiệntrong bếp nhà mình.Tôi sẽ nói về cái cối trước: Nó bằng đá nguyên khối, rấtnặng. Mỗi lần vần ra để giã cua hay vừng lạc, tôi luôn phải hìhụi rất lâu mới rê nó ra đúng chỗ cần thiết. Nó thô sơ. Thô sơđến mức hai tai cối cũng chỉ là hai phần nhô ra, như hai cáimấu, thân cối gần như còn nguyên những vết đục đẽo, miệngcối nhìn thấy rõ cả những đường vân đá, nứt nẻ vằn vện. Chỉduy nhất lòng cối là được người thợ đá chế tác và đánh giấyráp khá nhẵn nhụi, tròn đều.Lòng cốiTai cốiVân đá trên thân cốiTôi vẫn nhớ khi giã gạo, vì cối đầm nên âm thanh phát racũng rất trầm: thịch thịch thịch. Và vì nó rất nặng nên thithoảng, mẹ tôi còn dùng nó để lèn vại dưa muối, đúng là kogì thay thế được.Qua thời gian, lòng cối ngày càng trơn nhẵn, nhưng có vẻ nóchẳng hao hụt đi nhiều. Nó vẫn nặng như thế, những vết đụcđẽo vẫn thô ráp như thế. Đúng như một khối đá đích thực.Nhìn ở góc này, chiếc cối đúng là một khối đá đích thựcGiờ mẹ tôi đã mua một chiếc cối khác, bằng gang đúc. Nónhỏ nhắn và thuận tiện hơn khi di chuyển, nhưng gõ thì kêuboong boong và không thể giã mạnh tay được. Nứt ngay. Cáicối đá giờ vẫn ở dưới gầm bếp gas, đậy một miếng nhựaphẳng lên để cất mấy chai nước mắm, nước tương, xì dầu…Còn đây là cái chày. Nó có màu nâu cánh gián đặc trưng củachày gỗ. Chắc hẳn, nó được làm từ một khúc cây với hai đầuđược vát tù, ở giữa thắt gọn lại như cái eo để làm chỗ cầm.Một đầu chày (cái đầu mà thường được dùng nhiều hơn) cónhững vết rạn nứt của thớ gỗ. Dễ hiểu thôi, để giã nát từng ấycua, từng ấy gạo, từng ấy vừng lạc và đủ thứ cần giã trongtừng ấy năm, cối đá có thể không mòn nhưng chày bằng gỗcũng phải nứt thôi.Đầu chày đã có những vết nứtVà bạn có biết, chày và cối còn là một biểu tượng Âm Dươngtrong văn hóa Việt không? Đó là lý do tại sao, ngay khi nghĩra ý tưởng về bài viết này, đối tượng đầu tiên tôi lựa chọn làchày và cối.Quạt nanCách đây khoảng hai mươi năm, khi điện còn khan hiếm,không một nhà ai thiếu được vật dụng này. Cây quạt nan làmột hình ảnh thân quen mà bất cứ đứa nhỏ nào tầm tuổi tôicũng nhớ, thậm chí nhớ rất lâu. Vì nó đâu chỉ có chức nănglàm mát, nó – đôi khi còn được các bà mẹ dùng làm “phươngtiện” giáo huấn, in dấu những lằn roi trên mông đứa nàonghịch ngợm.Chiếc quạt nan quen thuộcQuạt nan là một vật dụng đơn giản, đan từ những nan treruột, trắng ngà, nhìn rõ cả những sợi xơ chạy dọc thân nan.Một số cái còn được nhuộm thêm phẩm màu xanh, màu đỏ ởphần viền quạt. Có những chiếc quạt dùng lâu, nan tre ngảmàu cũ, độ đan nhau của những chiếc nan cũng xộc xệchhơn. Hồi đó, gần như nhà nào cũng viết tên nhà mình lênthân quạt bằng mực tím, mực xanh, như một cách để “đánhdấu” chủ sở hữu.Cây quạt này nhà tôi mới mua gần đây, dù giờ quạt máy vàđiều hòa đã rất phổ biến. Có một điều lạ là con trai tôi rấtthích gió từ chiếc quạt nan, nó bảo: mẹ quạt bằng tay đi chocon đỡ bị ho. Tôi để ý thì đúng thật! Bật điều hòa hay quạtmáy, gió thổi ra thường làm trẻ con hay ho, viêm họng. Quạtbằng quạt nan thì hơi mỏi nhưng lại có thể điều tiết đượchướng gió, chỉnh được mức độ nên trẻ con không bị ho khinằm gió quạt nan. Điều này, không biết mấy ai còn để ý?Một góc quạt nanThêm nữa, tìm hiểu sâu hơn về chiếc quạt, bạn có thể khámphá ra cả một nền thủ công mây tre đan vô cùng tinh xảo,khéo léo của Việt Nam. Đó là lý do tại sao tôi chọn cây quạtnan để đưa vào bài viết này.Con daoVật dụng thứ ba, lại tiếp tục là một đồ vật vô cùng quenthuộc: Con dao.Con dao nhà tôiNhìn bức ảnh này, có lẽ các bạn nghĩ đây là một con daonhọn. Nhưng sự thật, con dao này không hề nhọn. Nó có hìnhdáng thuôn nhọn như thế là do nhà tôi dùng nó đã ngót nghéthai mươi năm. Thử so với hình ảnh một con dao gần giốngnhư vậy, khi còn mới, thì bạn mới thấy cái phần thép haokhuyết đi ấn tượng đến thế nào. Từ con dao này, cũng đã cóbiết bao bữa rau, bữa thịt được chế biến. Con dao càng dùngcàng quen tay, quen đến từng điểm tỳ, từng vết lõm mà bàntay người cầm đặt vào. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa là gì lịch sử Việt Nam lễ hội việt nam văn hóa Việt bản sắc việt phong tục tập quánTài liệu có liên quan:
-
79 trang 433 2 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
69 trang 95 0 0
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 trang 66 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 66 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 60 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 58 0 0 -
11 trang 55 0 0
-
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 53 0 0 -
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 52 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 51 0 0 -
26 trang 48 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 47 0 0 -
183 trang 45 0 0
-
4 trang 45 0 0
-
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 1
229 trang 44 1 0 -
Một số bài ca dân gian lỡ duyên
4 trang 43 0 0 -
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 43 0 0