
LỄ TRỌNG DÀNH CHO CON LỪA - Zarathustra đã nói như thế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỄ TRỌNG DÀNH CHO CON LỪA - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế LỄ TRỌNG DÀNH CHO CON LỪA Nhưng đến đoạn này của lời cầu nguyện, thời Zarathustra không thểtự dằn lòng lâu hơn được nữa. Zarathustra cũng thét to lên: I-A, với giọng tohơn cả giọng con lừa, rồi nhảy xổ vào giữa đám khách đã hóa điên của mình.“Các ngươi đang làm gì thế, hỡi những đứa trẻ nít? Zarathustra vừa hét lớnvừa lôi những người đang quỳ gối cầu nguyện đứng dậy. Khốn nạn cho cácngươi, nếu có ai khác hơn là Zarathustra nhìn thấy các ngươi vào đúng lúcnày! Mọi người sẽ cho rằng, cùng với đức tin mới mẻ của các ngươi, cácngươi đã trở thành những kẻ tệ hại nhất trong số những kẻ báng bổ Thượngđế, hoặc giả là những kẻ rồ dại nhất trong số các mụ già! Còn chính ngươi, hỡi vị cựu Giáo hoàng già nua, ngươi làm sao thỏa ýđược khi sùng bái một con lừa như vậy, làm như con lừa là Thượng đế?” Vị Giáo hoàng trả lời: “Hỡi Zarathustra, xin ngài thứ lỗi cho ta, nhưng mà trong những sự vụliên can đến Thượng đế, ta sáng suốt hơn ngài. Và điều ấy quả đúng là nhưthế. Chẳng thà sùng bái Thượng đế dưới hình thức này, còn hơn là khôngsùng bái Thượng đế! Hỡi người bạn thiết của ta, xin ngài hãy suy ngẫm vềlời ấy: ngài sẽ đoán ngay ra được rằng lời nói ấy chứa đựng trí huệ khônngoan. Kẻ nào đã bảo: “Thượng đế là tinh thần” - thì cho đến bây giờ, trênmặt địa cầu này, kẻ đó đã bước một bước dài nhất và nhảy một cái nhảy xanhất về hướng tâm trạng hoài nghi vô tín: một lời nói như thế không dễ gìcứu chữa lại được trên trần gian! Quả tim già nua của ta lại nhảy múa và vui mừng nhảy cẫng lên vì hãycòn có một cái gì đáng được sùng bái trên mặt đất này. Hỡi Zarathustra, xinngài hãy tha thứ cho quả tim già nua của một vị Giáo hoàng tín mộ!” Zarathustra quay qua bảo với Kẻ lang thang phiêu bạt và Chiếc bóng: “Còn ngươi, ngươi tự gọi mình là tinh thần tự do và ngươi tưởng mìnhlà tinh thần tự do thật. Thế mà ở đây, ngươi lại buông thả theo những sự tônthờ thần tượng cùng những lễ lạc lạ lùng như thế kia sao? Thật ra, ở đây ngươi còn làm những điều tệ hại hơn là những điềungươi đã làm bên cạnh các cô gái tóc nâu quái quỷ kia, ngươi, kẻ tín đồ mớimẻ và tinh ranh!” “Thật là điều đáng buồn, quả vậy, Kẻ lang thang phiêu bạt và Chiếcbóng trả lời, ngài đã có lý: nhưng tôi có thể làm gì được chứ? HỡiZarathustra, vị Thượng đế cũ đã hồi sinh, dẫu ngài có muốn nói gì cũng thế. Chính Kẻ xấu xí nhất loài người đã là nguyên nhân mọi sự: chính y đãhồi sinh Thượng đế. Và giả sử y có bảo rằng ngày xưa y đã giết chết Thượngđế rồi, ngài cũng đừng tin: nơi các đấng thần linh, bao giờ cái chết cũng vẫ nchỉ là một định kiến mà thôi.” Zarathustra lại tiếp lời: “Còn ngươi, hỡi viên Pháp sư vô liêm già lão, ngươi làm gì thế?Trong những giờ phút tự do này, ai còn dám tin vào ngươi nữa, nếu ngươi lạiđi tin vào những trò con lừa linh thánh kia? Ngươi đã làm một điều xuẩn ngốc; làm sao một người giảo quyệt nhưngươi lại có thể làm một điều xuẩn ngốc như thế chứ?” Viên Pháp sư giảo quyệt đáp lời: “Hỡi Zarathustra, ngài đã có lý, đây quả là một điều xuẩn ngốc - nókhá đắt giá đối với tôi”. “Còn ngươi nữa, Zarathustra quay lại bảo với Kẻ tận tâm của tinhthần, ngươi hãy suy nghĩ kỹ đi và sờ tay lên lỗ mũi! Trong chuyện này chẳngcó gì làm rộn đến lương tâm của ngươi à? Tinh thần ngươi há chẳng quá tinhsạch cho những sự s ùng bái đó và cho hương khói c ủa những con người quásùng mộ thế kia sao?” Kẻ tận tâm trả lời, và lấy ngón tay sờ lên lỗ mũi: “Trong quang cảnh này có một cái gì đó đem lại thiện ích cho lươngtâm tôi. Có lẽ tôi không có quyền tin tưởng vào Thượng đế: nhưng điều chắcchắn là chính dưới hình thức này, tôi thấy Thượng đế xứng đáng cho ngườita tin tưởng nhất. Theo chứng từ của những tín đồ nhiệt tâm nhất thì Thượng đế phải làvĩnh cửu; khi mà người ta có thời giờ dư dật nhàn nhã, người ta sẽ sử dụngthời giờ. Khi tiến bước chậm chạp và ngu xuẩn chừng nào hay chừng đó thìmột vị Thượng đế như thế có thể bước đi xa được. Và kẻ nào có quá nhiều tinh thần sẽ thích đeo bám lấy ngay cả sự nguxuẩn và sự điên cuồng. Hỡi Zarathustra, xin ngài hãy tự suy ngẫm về chínhmình! Thực vậy, chính ngài, vì có quá nhiều trí huệ khôn ngoan, ngài rất cóthể biến thành một con lừa. Một nhà hiền triết toàn hảo chẳng thích đi theo những con đ ườngquanh co đấy sao? Bề ngoài chỉ dạy cho ta rõ điều đó, hỡi Zarathustra - bềngoài của ngài!” - “Và sau cùng, ngươi! Zarathustra nói với Kẻ xấu xí nhất loài ngườilúc đó hãy còn đang phủ phục dưới đất, hai tay dang ra về phía con lừa (vì yđã cho lừa uống rượu) - Hãy nói đi, kẻ lõm bõm chẳng ra lời, ngươi đã làmgì ở đây? Ta thấy như ngươi đã biến hình, mắt ngươi long lanh sáng, chiếc áochoàng của đấng linh thiêng che phủ vẻ xấu xí của ngươi: ngươi đã làm gì? Điều mà mấy người kia vừa nói có thật chăng, có quả là ngươi đã hồisinh Thượng đế? Và tại sao? Thượng đế bị giết chết và trừ khử, há khôngphải là chuyện hữu lý? Ta thấy như chính ngươi đã được thức tỉnh: ngươi đã làm gì? Tại saongươi đã hoán tâm hối đạo? Hãy nói đi, kẻ ấm ớ chẳng thành lời!” Kẻ xấu xí nhất loài người trả lời: “Hỡi Zarathustra, ngài là một tên ba que xỏ lá! Nếu Thượng đế còn sống, hoặc nếu Thượng đế sống lại lần nữa, hoặcnếu Thượng đế đã chết hẳn, thì thử hỏi trong hai chúng ta, ai là kẻ biết rõđiều ấy nhất? Ta xin hỏi ngài điều đó. Nhưng có một điều mà ta biết rõ, - hỡi Zarathustra! Ta đã học biếtđiều này từ chính ngài thuở xưa kia: kẻ nào muốn giết hại tàn liệt sâu thẳmnhất thì kẻ đó phá lên cười. “Người ta sát hại không phải bằng cơn phẫn nộ điên cuồng, mà chínhbằng tiếng cười” - ngày xưa ngài đã thuyết giảng như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcTài liệu có liên quan:
-
27 trang 357 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 323 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 301 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 174 0 0 -
13 trang 152 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 139 0 0 -
12 trang 137 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 135 0 0 -
24 trang 134 0 0
-
18 trang 133 0 0
-
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 99 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 95 0 0 -
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 trang 92 0 0 -
81 trang 92 1 0
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
18 trang 87 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 83 1 0 -
13 trang 69 1 0
-
Danh sách 130 Tiểu luận về Triết học
5 trang 65 0 0 -
10 trang 65 0 0