
Lịch sử phát triển và sụp đổ thương hiệu General Motors
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử phát triển và sụp đổ thương hiệu General Motors Lịch sử phát triển và sụp đổ thươnghiệu General MotorsRa đời từ buổi bình minh của ngành xe hơi thế giới, GeneralMotors, người khổng lồ công nghiệp Mỹ đã có những năm thángphát triển hào hùng. Nhưng ngày 1/6 tới, hãng sẽ nộp hồ sơ xinphá sản.Những năm 1900Với kinh nghiệm dày dạn trong việc sản xuất xe ngựa kéo,William Billy Durant sáng lập ra thương hiệu General Motors(GM) vào năm 1908 tại thành phố Flint, bang Michigan (Mỹ).Ngay từ những ngày đầu, Durant muốn tập hợp các nhà sản xuấtxe hơi riêng lẻ về một mối, thay vì cạnh tranh với nhau trên thịtrường. Trong đó, mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm những khâu nhấtđịnh.Với ý tưởng này, Durant tăng quy mô GM lên gấp đôi vào năm1908 bằng cách mua lại Công ty Oldsmobile. Sau đó, ông tiếp tụcmua Cadillac, Cartercar, Elmore, Ewing và Oakland vào năm1909, rồi Welch và Rainier vào những năm 1910.Những năm 1910Do quá mải mê đi thu mua các công ty khác, GM gánh khoản nợkhổng lồ 1 triệu USD. Năm 1910, Durant bị một nhóm các ngânhàng truất ngôi. Nhưng không hề nản chí, ông đứng ra đồngsáng lập thương hiệu Chevrolet và dần mua lại từng cổ phầntrong GM. Đến năm 1916, ông thừa đủ quyền lực để quay lại làmChủ tịch General Motors.Những năm 1920General Motors bắt đầu kế hoạch bành trướng ra quốc tế, bắtđầu bằng nhà máy tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1923. Hainăm sau đó, GM thâu tóm Vauxhall Motors và mua lượng cổphần lớn tại nhà máy ôtô Opel vào 1929. Đến tận ngày nay,Vauxhall và Opel vẫn là hai con bài đinh của GM tại thị trườngchâu Âu. Cũng trong thời kỳ này, GM xây dựng nhà máy tạiArgentina, Pháp và Trung Quốc.Những năm 1930Yếu tố chính trị bắt đầu dính dáng đến GM vào năm 1936, khi tổchức Công đoàn ngành ôtô Mỹ (UAW) kêu gọi công nhân của GMtại Flint xuống đường biểu tình. Cuộc đình công kéo dài đến tậntháng 2/1937 mới kết thúc khi GM nhượng bộ và đồng ý gia nhậpUAW.Những năm 1940Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, GM chuyển đổi một số dâychuyền sang sản xuất máy bay, xe tăng và xe tải phục vụ quânđồng minh. Nhà máy của GM tại Vauxhall (Anh) được dùng đểchế tạo xe tăng cho Thủ tướng Anh Churchill.Nhà máy tại Detroit được Tổng thống Mỹ lúc đó, Franklin DRoosevelt, ca ngợi là kho vũ khí của nền dân chủ. Tuy nhiên,tình tiết khiến lịch sử lưu tâm là đứa con người Đức của GM,Opel, lại được trưng dụng để sản xuất thiết bị chiến tranh chophía Đức. Do đó, nhiều người tự hỏi GM có còn quyền quyết địnhđối với Opel kể từ năm 1939.Những năm 1950Sau một thập kỷ tiến bộ kỹ thuật, GM đã có nhiều bước phát triểnđáng kể. Năm 1953, hãng ra mắt xe thể thao đầu tiên, ChevroletCorvette với giá 3.498 USD. Năm tiếp sau đó đánh dấu chiếc xehơi thứ 50 triệu của hãng.Những năm 1960Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuấtnhỏ châu Âu, GM cố gắng đáp trả bằng việc tung mẫu xeChevrolet Corvair năm 1960. Tuy nhiên, dư luận lo ngại về độ antoàn của chiếc xe mới.Đặc biệt sau khi luật sư Ralph Nader, được mệnh danh là nhàđấu tranh cho quyền lợi người tiêu dùng, xuất bản cuốn sáchUnsafe at Any Speed, Mỹ đã mở một cuộc điều tra quy mô vềchất lượng của chiếc xe. Tình hình căng thẳng đến mức năm1969, GM phải điều trần trước Quốc hội. Hậu quả là trong nămđó, số phận của chiếc Chevrolet Corvair đi đến hồi kết.Những năm 1970Ngành công nghiệp ôtô bị rối loạn, do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng năng lượng năm 1973. Giá xăng vùn vụt tăng cao sau khiTổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) áp dụng lệnh cấmvận dầu thô với Mỹ. Tình hình mới buộc GM và các nhà sản xuấtkhác lao vào chế tạo những chiếc xe nhỏ tết kiệm nhiên liệu.Những năm 1980Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, GM gặp thua lỗ do bị cạnh tranhgay gắt và lãnh đạo yếu kém. Để xoay chuyển tình thế, GM đãgửi kỹ sư và nhà quản lý của họ sang Nhật Bản để học hỏi cáchlàm kinh doanh mới.Tuy nhiên, điều tiên quyết GM cần thay đổi là cung cách sản xuấtthì họ không làm được. Giá trị cổ phiếu của GM bắt đầu lao dốc.CEO lúc đó là Roger B. Smith thất bại trong việc cải tổ bộ máysản xuất. Gần đây, ông này được CNBC xếp vào danh sách 13CEO Mỹ tệ nhất mọi thời đại.Những năm 1990GM suýt rơi xuống vực phá sản vào năm 1991 khi doanh thu sụtgiảm gây thua lỗ tới 4,45 tỷ USD. Trong nỗ lực tuyệt vọng để cứuGM, Chủ tịch mới Robert Stempel, người thay thế Roger Smith,quyết định đóng cửa tới 21 nhà máy và sa thải 24.000 nhân công.Tuy nhiên, phải đến đời Chủ tịch sau đó là Jack Smith, số phậnGM mới được cứu vớt. Thay vì đóng cửa và sa thải, vị Chủ tịchmới áp dụng một loạt chính sách cắt giảm chi phí, thay đổi bộmáy lãnh đạo. Tuy nhiên, những quyết định của ông gây ra mộtcuộc biểu tình kéo dài 7 tuần tại nhà máy thành phố Flint.2000 - 2008Rick Wagoner trở thành CEO của GM vào năm 2000. Ông quyếttâm cải tổ GM bằng một loạt hành động cắt giảm mạnh tay. Tuynhiên, chúng không ngăn được việc GM bị thua lỗ tới 8,6 tỷ USDtrong năm 2005 và mất danh hiệu nhà sản xuất xe hơi hàng đầuthế giới vào tay Toyota năm 2007.Cũng trong năm 2007, thua lỗ của GM lên tới 38,7 tỷ USD. Cơnsốt giá dầu vào giữa năm 2008, và ngay sau đó là đà suy giảmkinh tế là hai đòn mạnh liên tiếp giáng xuống GM cũng như cácnhà sản xuất ôtô khác.Tính đến tháng 10/2008, GM cùng hai đối thủ Chrysler và Fordđều bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt để duy trì sự tồn tại. Cổphiếu của 3 hãng không ngừng lao dốc trên sàn phố Wall. Cácnhà đầu tư không còn tin vào khả năng phục hồi của ba ngườikhổng lồ ngành xe hơi Mỹ.Chính quyền Bush từ chối chi 10 tỷ USD tiền cứu trợ mặc dù GMđã tuyên bố họ có thể bị phá sản nếu không được chi viện.Sau khi thắng cử, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nỗ lực cứuba nhà sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, nguồn viện trợ 17 tỷ USD củachính quyền đi kèm với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng kinh doanh nghệ thuật kinh doanh kĩ năng xây dựng thương hiệu kiến thức thương hiệu kiến thức kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
Thiết lập kênh Marketing trực tuyến
20 trang 263 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 240 0 0 -
4 trang 239 0 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 237 0 0 -
SỰ DỤNG MÁY TÍNH HIỆU QUẢ - CÁC BÀI KHỞI ĐỘNG
3 trang 163 0 0 -
Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
5 trang 159 0 0 -
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 157 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 147 0 0 -
Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện
4 trang 139 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 138 0 0 -
Bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix
6 trang 130 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 122 0 0 -
Những công việc liên quan tới thời tiết trong tổ chức sự kiện
8 trang 102 0 0 -
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 99 0 0 -
9 trang 75 1 0
-
Nhân tố cốt lõi cho 1 chuyên viên PR thực thụ
4 trang 73 0 0 -
Xây dựng văn hóa công ty bằng 6 cách đơn giản
5 trang 73 0 0 -
4 trang 72 0 0
-
3 chiến lược tìm kiếm khách hàng thông qua mạng xã hội
12 trang 63 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 61 0 0