
LÒNG TA CHUNG MỘT CỤ HỒ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÒNG TA CHUNG MỘT CỤ HỒ LÒNG TA CHUNG MỘT CỤ HỒ Tranh cổ động của Trần Từ Thành Bức tranh cổ động “1976” của tôi vẽ Bác Hồ bằng nét đang ôm hôn cháu nhi đồng, bên dưới là con số 1976 bằng màu đỏ, nét vẽ Bác đơn giản nhưng khái quát được một ước mong đã đạt được, một tình thương yêu giống nòi và đất nước mênh mông như trời biển và con số 1976 là cả một ý nghĩa thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta từ hơn một trăm năm đấu tranh gian khổ đầy máu và nước mắt. Đặc biệt là từ ngày có Đảng có Hồ Chủ Tịch vĩ đại, đánh dấu “cái năm” đáng ghi nhớ, một trang sử mới vinh quang chói lọi của dân tộc Việt Nam - Độc lập Thống nhất trọn vẹn. Bằng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa trong cách thể hiện tranh cổ động phải có những đặc điểm nhạy bén, sâu sắc, hấp dẫn, rõ ràng, dễ hiểu, tôi đã tìm hình tượng nổi bật cho bức tranh là Bác Hồ ôm hôn em bé bố cục ở chính giữa tranh, bên phải là hình chữ S biểu tượng của bản đồ Việt Nam thống nhất. Nền trắng của tranh là hình chim bồ câu ngậm cành ô liu, mắt chim bồ câu là vầng sao sáng dẫn đường, là Thủ đô Hà Nội, là màu cờ Tổ quốc thân yêu . Bức tranh đã được trưng bày trong phòng triển lãm Tranh cổ động Toàn quốc khai mạc ngày 20 tháng 4 năm 1976 tại trung tâm triển lãm Vân Hồ Hà Nội để chào mừng ngày hội lớn của dân tộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước. Phòng tranh hội tụ các tác phẩm xuất sắc của họa sĩ hai miền Nam Bắc rực rỡ màu sắc với đề tài chính là Thống nhất Tổ quốc. Sau lúc kết thúc Triển lãm bức tranh “1976” đã được trao tặng giải nhì và được Vụ Mỹ thuật -Bộ Văn hóa xuất bản, với yêu cầu phổ biến rộng rãi Vụ Mỹ thuật đã đề nghị tác giả chú thích dưới bức tranh 3 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: Lòng ta chung một cụ Hồ, Lòng ta chung một Thủ đô, Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam. Để tuyên truyền chào mừng ngày tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của cả nước, Xưởng tranh cổ động Trung ương đã phát hành với số lượng lớn và đã đề nghị tôi đưa vào câu khẩu hiệu: Độc lập Thống nhất, Hòa bình Hạnh phúc. Hiện nay bức tranh cổ động này đang được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh và một số bảo tàng khác. Tại Bảo tàng Lê Nin cộng hòa Liên bang Nga bức tranh này đang được đặt ở vị trí trang trọng ở phòng phong trào Cộng Sản Quốc tế. Nhiều bảo tàng và các nhà sưu tập trong và ngoài nước cũng đang lưu giữ bức tranh này với bản in màu khuôn khổ 79x54cm của xưởng tranh Cổ động Trung ương. Tranh cũng được in trong các tuyển tập mỹ thuật về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyển tập 60 năm tranh cổ động Việt Nam, đặc biệt bức tranh đã được phóng to đặt trước Trung tâm thông tin Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội hơn 30 năm nay như một thông điệp Hòa bình, Đoàn kết dân tộc của Việt Nam. Mới đây trong tuyển tập tranh Việt Nam xuất bản ở Mỹ cũng đã in bức tranh này. Với tôi là kỉ niệm không quên trong cuộc đời nghệ thuật. Trần Từ Thành
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tranh cổ động Trần Từ Thành mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 50 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Nghệ nhân 'Cò ke ôống kháo' trong đời sống cộng đồng Mường ở Hòa Bình
8 trang 48 0 0