Danh mục tài liệu

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Số trang: 160      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX bao gồm những nội dung về những tiền đề cơ bản của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam; những chặng đường phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; những đổi mới về phương pháp nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THU THỦY QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓAHOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXChuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại đã phát triển qua một thế kỷ với nhiềuthành tựu to lớn. Các thành tựu về nghiên cứu văn học sử Việt Nam đã được nhắc tới trongcác bộ lịch sử văn học cũng như trong các cuốn sách chuyên khảo của cá nhân hoặc tập thểtác giả kể từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong các cuốn sách đó, chúng ta thấy các tác giả đã cốgắng đánh giá và tổng kết các thành tựu của văn học nước nhà cả về mặt sáng tác lẫn nghiêncứu. Những thành tựu về nghiên cứu như các quan điểm nghệ thuật, các lý thuyết và cácphương pháp nghiên cứu, đã được tổng kết xen lẫn với các thành tựu về sáng tác trong cùnggiai đoạn, cùng một thời kỳ văn học. Những bộ sách lịch sử văn học như Lược thảo lịch sửvăn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam (1900 - 1945) (1999) doPhan Cự Đệ chủ biên, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1976), Văn học Việt Nam giaiđoạn 1930 - 1945 (1981), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Những vấn đề lịch sử và lý luận)(2004),... của các tập thể tác giả, và một số cuốn sách khác như bộ sách Lược khảo văn học(1963, 1968) của Nguyễn Văn Trung, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) củaPhạm Thế Ngũ, bộ sách Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Văn học sửthời kháng Pháp 1858 - 1945 (1972) của Lê Văn Siêu, ... đều có đề cập ít nhiều đến thànhtựu của hoạt động nghiên cứu văn học bên cạnh các thành tựu của sáng tác văn học đầu thếkỷ XX. Tuy nhiên, việc tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học, đặc biệt là giai đoạn nửađầu thế kỷ XX, vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Những cuốn sách tổng kết riêng về lĩnhvực nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và đối với giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nóiriêng hầu như rất hiếm. Không thoả mãn với những thành tựu của lĩnh vực nghiên cứu vănhọc phần lớn mới chỉ được nhắc đến bên cạnh những thành tựu về sáng tác trong các cuốnlịch sử văn học, chúng tôi cho rằng chỉ có việc nghiên cứu chuyên biệt để tổng kết riêng cácthành tựu nghiên cứu văn học thì mới đánh giá được thỏa đáng hoạt động của lĩnh vực này.Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu vănhọc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” để thực hiện luận án nhằm đáp ứng phần nào mối quantâm về quá trình hiện đại hóa và sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong quátrình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nói chung.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Namnửa đầu thế kỷ XX”, chúng tôi nhằm hướng đến những mục đích sau: - Đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế của quá trìnhhiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. - Nêu lên những đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong thành tựu chungcủa quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. - Rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình hiện đại hoá văn học nhằm vận dụngvào công cuộc hiện đại hoá văn học hiện nay.3. Lịch sử vấn đề Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại chủ yếu thiên về xu hướng sưu tầm,bình điểm. Xu hướng này mang tính chất của tiếp nhận cảm tính nhiều hơn là tư duy khoahọc. Chính vì vậy, mặc dù xu hướng này có ưu điểm là cung cấp cho ta những kiến thứcđánh giá độc đáo về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật, nhưng nó chưa phác họa được một bứctranh văn học có hệ thống với những lý giải khoa học và biện chứng về quá trình phát triểncủa văn học. Phải đến đầu thế kỷ XX, khi văn hoá Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc vớivăn hoá phương Tây, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam nhận thấy rằng: đổimới phương pháp nghiên cứu văn học là một nhu cầu không thể thiếu được trong quá trìnhhiện đại hóa nền văn học dân tộc. Họ bắt đầu tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiêncứu, phê bình văn học của phương Tây để vận dụng vào Việt Nam. Kết quả là chưa bao giờnền văn học Việt Nam chuyển biến và phát triển mạnh mẽ như ở giai đoạn này. Riêng hoạtđộng nghiên cứu văn học trong nửa đầu thế kỷ XX đã để lại một di sản khá phong phú và đadạng. Từ những bài nghiên cứu còn mang đậm dư âm của quan niệm cổ điển trong buổi đầutiếp thu học thuật nước ngoài, đến những tác phẩm vận dụng phương pháp khoa học vào việcnghiên cứu các tác gia, tác phẩm, các giai đoạn văn học thời kỳ văn học…, các nhà nghiêncứu đã đóng góp không n ...