Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 558.35 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cho không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản. Nguyên nhân chính của tình trạng này, phần lớn là bắt nguồn từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp này hoạt động chỉ quan tâm đến kết quả đạt được chỉ tiêu nhà nước giao mà không quan tâm đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông LUẬN VĂN:Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông Lời nói đầu Sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường đã làm cho không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản.Nguyên nhân chính của tình trạng này, phần lớn là bắt nguồn từ hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. Dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp nàyhoạt động chỉ quan tâm đến kết quả đạt được chỉ tiêu nhà nước giao mà không quan tâmđến hiệu quả sản xuất - kinh doanh như thế nào tốt hay xấu, chi phí như thế nào... Vì vậy,có thể nói, hiệu quả sản xuất kinh doanh - chính là thước đo chất lượng, trình độ quản lýcủa doanh nghiệp và là một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự thànhcông của doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước ta. Nghành vận tải biển đóng vaitrò hết sức quan trọng. Cùng với các nghành khác, nghành vận tải biển nói chung vànghành xếp dỡ nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp tăng trưởng kinh tếvà công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó, xác định các phương hướng và biệnpháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nghành xếp dỡ là việc đánh giá lại quátrình sản xuất của các doanh nghiệp để tìm ra ưu điểm trong hoạt động sản xuất kinhdoanh và khắc phục nhược điểm tồn tại, đồng thời đề xuất những phương hướng và biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp. Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông là một xí nghiệp thành phần của Cảng HảiPhòng, hoạt động sản xuất kinh doanh là do xí nghiệp nhưng hoạch toán phụ thuộc. Vớichức năng là một doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp được giao nhiệm vụ kinh doanh củadịch vụ như: - Tổ chức xếp dỡ hàng hoá tàu biển. - Kinh doanh kho bãi, cầu bến. Kinh doanh trong việc giao nhận và bảo quản hàng hoá (gồm hàng container,hàng hoá thông qua cảng). Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, xí nghiệp đã thực hiện chính sách đa dạng hoá đểphù hợp với thị trường luôn biến động như hiện nay. Trong thời gian thực tập ở xí nghiệp, qua tìm hiểu cùng với việc nghiên cứu có hệthống em đã rút ra cho mình được những bổ ích: Đề tài “Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất -kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông”. Gồm các phần sau: Phần I :cơ sở lý luận của nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong các doanh nghiệp. Phần II :phân tích thực trạng của xí nghiệp. Phần III :đánh giá hoạt động sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp lê thánh tông. Phần IV :phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ lê thánh Phần I Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp 1- Khái niệm hiệu quả sản xuất - kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn liền với các cơ chế thịtrường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên doanh nghiệp cóthể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệuquả. Khi đề cập tới hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét đểđưa ra các định nghĩa khác nhau. - Định nghĩa 1: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanhvới tổng chi phí thấp nhất (PGD - TS Phạm Thị Gái - Giáo trình phân tích hoạt động kinhtế) - Định nghĩa 2: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng mộtloại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loạt hàng hoá khác. Một nền kinh tế cóhiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó (P.Samuelsons và W.Nordhaus - Giáo trình kinh tế học). - Định nghĩa 3: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng, hoạt động kinh tế được xácđịnh bằng kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh nh ưsau: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự pháttriển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chiphí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. 2- Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh được xét ở hai mặt: - Mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xãhội biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra. Người ta chỉthu được hiệu quả kinh tế khi nào mà kết quả thu về mà lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệchcàng lớn và hiệu quả càng cao và ngược lại. - Mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực, trình độ quản lýcủa mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó trong việc giải quyết những yêu cầuvà mục tiêu chính trị - xã hội. Trường hợp cần phải định tính thành mức độ quan trọnghoặc vai trò của nhiệm vụ, công tác trong quá trình sản xuất. - Ta thấy hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh doanh cóquan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện các mục tiêu định lượng cũng nhằm đạt đượcmục tiêu chính trị - xã hội nào cũng đạt được mục tiêu về định lượng. - Chính vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là nâng cao năng xuất laođộng xã hội và tiết kiệm lao động xã hội một cách hợp lý. Chính sự khan hiếm nguồn lựcvà việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng củaxã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: