Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 733.06 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm. Đây cũng là trường học kinh doanh lớn nhất của phần đông các doanh nhân trước khi tiến tới quy mô kinh doanh lớn hơn. Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới LUẬN VĂN:Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hỗtrợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vaitrò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiềuviệc làm. Đây cũng là trường học kinh doanh lớn nhất của phần đông các doanh nhân trướckhi tiến tới quy mô kinh doanh lớn hơn. Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trêncả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàntoàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuấtkinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của ngườilao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịchvụ tài chính, vốn đầu tư... Xuất phát từ vai trò của DNNVV, những khó khăn của loại hình doanh nghiệp này,những mặt được và hạn chế của các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển. Trong thời gianqua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam số doanh nghiệp được thành lập còn ít so với số lượng laođộng của tỉnh và số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, tăng thêm vốn vàlao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam làdoanh nhiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 98% tổng số DN trên đại bàn tỉnh QuảngNam, là loại doanh nghiệp được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, cónhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và làphương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm chongười lao động. Việc khuyến khích thành lập và phát triển các DNNVV là rất cần thiết và phù hợpvới điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển cácDNNVV ở tỉnh trong nhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ nhữnghạn chế và khó khăn của bản thân DNNVV ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nóiriêng; mặt khác chúng ta chưa có đủ những chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách về tàichính để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện tốt những chính sách, giải pháp đã đề ra. Nhằm góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh,huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng SXKD,… trong dân, cần thiết phảilàm rõ thực trạng DNNVV của tỉnh và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa rađược một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập và phát triển có hiệu quả cho cácDNNVV của tỉnh Quảng Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến DNNVV luôn được nhiều tổchức và cá nhân trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, đã có nhiều tác giảnghiên cứu về vai trò của Nhà nước và các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVVnhư: - Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, do PGS.TS Nguyễn Cúcchủ biên. - Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Hà Nội 2001, do đồng tác giã Vũ Quốc Tuấn - Hoàng ThuHoà, - Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , Hà Nội 2003,Viện nghiên cứu Thương Mại. - Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài Chính, Hà Nội năm2000 của GS.TS Hà Xuân Phương, TS. Đỗ Việt Tuấn và Chu Minh Phương. - Luận văn thạc sỹ: Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ĐồngNai - thực trạng và giải pháp phát triển, của Nguyễn Thanh Bình, bảo vệ năm 2005 tại ViệnQuản lý kinh tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở HàNội trong giai đoạn hiện nay, của Phạm Minh Tuấn, bảo vệ năm 2005 tại tại Viện Quản lýkinh tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Nam chưa có tác giả nào đi sâu nghiên các chính sách hỗ trợcủa Nhà nước đối với các DNNVV trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhậpkinh tế quốc tế; nhất là những giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. Đây là một vấn đề lớnđòi hỏi cần có những đầu tư nghiên cứu cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn - Mục đích nghiên cứu:về hỗ trợ phát triển DNNVV, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗtrợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn tậptrung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: + Làm rõ những vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển DNNVV; + Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia và địaphương trong nước. + Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh QuảngNam giai đoạn 2001-2006; + Đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnhQuảng Nam những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu DNNVV và hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh QuảngNam từ phía chính quyền địa phương trong khung khổ cơ chế, chính sách chung của Nhànước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm nhiều nội dung, tuy nhiên, luận văn chủ yếunghiên cứu các nội dung sau: + Tạo lập môi trường kinh doanh cho DNNVV hoạt động; + Các hoạt động tư vấn cho DNNVV; + Hỗ trợ về tài chính và mặt bằng sản xuất kinh doanh; + Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực; + Hỗ trợ về tiếp cận thị trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: