Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của chính sách tăng vốn (cụ thể là Nghị định 141/2006/NĐ-CP) đến rủi ro của các NHTM ngân hàng. Từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp để duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG THỊ HỒNG LAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN RỦI ROCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG THỊ HỒNG LAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN RỦI ROCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Tác giả Trương Thị Hồng Lam -ii- LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Trần Thị Quế Giang đã tận tình hướngdẫn trong suốt thời gian nghiên cứu. Cảm ơn Cô đã đưa ra những góp ý để đề tài đi đúngđịnh hướng ban đầu.Tiếp theo, tôi xin được gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô và các anh chị công tác tạiChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thụhưởng môi trường học thuật nghiêm túc.Tôi cũng xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến chú Nguyễn Ngọc Việt – Giám đốcAgribank Bình Dương đã tin tưởng, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu;cảm ơn anh Phạm Đức Chính, chị Phạm Thị Phương Thúy là những người bạn đặc biệt, đãđồng hành, gắn bó cùng tôi trong hai năm học tập tại Chương trình.Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể học viênMPP7 đã luôn động viên, cổ vũ để những ngày học tập tại Chương trình là những trảinghiệm đầy mới mẻ và thú vị. -iii- TÓM TẮTNghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành với mục tiêu tăng năng lực tài chính, tăng tính antoàn, hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khichính sách này có hiệu lực, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng bất ổn, cụ thể nợ xấutăng cao, nhiều ngân hàng bị giám sát đặc biệt, bị yêu cầu tái cơ cấu và Ngân hàng Nhànước (NHNN) phải mua lại với giá 0 đồng. Từ những thực tế trên, tác giả đưa ra giả thuyếtrằng mặc dù các quy định về an toàn vốn ngày càng chặt chẽ dưới góc độ văn bản nhưngthực tế thực hiện còn nhiều tồn tại dẫn đến tăng rủi ro. Nghiên cứu này được thực hiện đểkiểm định giả thuyết trên.Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp. Biến chính sách được sử dụng là thayđổi của vốn (được đại diện bởi vốn điều lệ) và thay đổi của nợ xấu (được đại diện bởi haibiến (i) tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ, (ii) tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ). Bộ dữ liệunghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) có kiểm toán của 29 Ngân hàng thươngmại (NHTM) từ năm 2005-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng ViệtNam phân bố không đồng đều, hầu hết các ngân hàng có quy mô nhỏ; cơ cấu tài sản và thịphần tín dụng chủ yếu tập trung vào 4 NHTM quốc doanh. Nhóm ngân hàng này có tiềmlực tài chính mạnh và mạng lưới chi nhánh rộng khắp tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ lênnhóm NHTM nhỏ. Trong bối cảnh này, chính sách tăng vốn ban hành theo cách đánh đồnglên tất cả các đối tượng ngân hàng dẫn đến kết quả là các ngân hàng đủ vốn thì tiếp tụctăng vốn còn ngân hàng thiếu vốn thì càng khó tăng vốn. Nghiên cứu cũng phát hiện quátrình tăng vốn làm gia tăng nợ xấu ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là (i) áp lựctăng vốn khiến ngân hàng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược không phù hợp, biến ngân hàngtrở thành sân sau cho các dự án tham vọng và rủi ro; (ii) quy mô vốn tăng nhanh, năng lựcquản lý không tương thích với quy mô dẫn đến tăng rủi ro và (iii) ngân hàng vận dụng sởhữu chéo để lách các quy định về an toàn vốn.Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, các NHTM có quy mô lớn có nợ xấu cao hơn cácNHTM còn lại do tồn tại tâm lý ỷ lại vào sự bảo vệ của Chính phủ.Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm gia tăng tínhlành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam như (i) việc ban hành chính sách cần có lộ trình,cần nghiên cứu trước tác động chính sách lên các đối tượng liên quan, các yêu cầu chính -iv-sách nên dựa vào một tỷ lệ tương đối để các ngân hàng tự điều chỉnh theo khả năng củamình thay vì đưa ra con số tuyệt đối như hiện nay; (ii) đối với công tác quản lý sở hữuchéo cần xác định rõ “người liên quan”, “người sở hữu cuối cùng” để phát hiện và áp dụngcác quy định điều chỉnh cho phù hợp; (iii) xóa bỏ tâm lý ỷ lại, kiên quyết xử lý ngân hàngyếu kém trên tinh thần sẵn sàng chấp nhận giải thể, phá sản. -v- MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iLỜI CẢM ƠN .................................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: