
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- Tăng Kim Huệ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- Tăng Kim HuệChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU1. LÍ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng,thơ Thiền là một bộ phận quan trọng, có giá trị và đóng góp không nhỏ cho văn họcthời đại cũng như văn học dân tộc. Trên thực tế, cũng đã có nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu về thơThiền Lý –Trần nhưng những vấn đề, những đặc điểm, những giá trị của bộ phậnvăn học độc đáo này chưa phải đã được khai thác một cách triệt để và toàn diện.Đặc biệt, nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh, đốichiếu với thơ Thiền Nhật Bản thì chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nàokhai thác. Trong xu thế mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nuớc như hiện nay,việc nghiên cứu thơ Thiền – một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc – trong sosánh, đối chiếu với thơ Thiền Nhật Bản, giúp ta thấy rõ những tương đồng và dị biệtcủa hai đối tượng trên. Từ đó rút ra được những đặc trưng riêng biệt của thơ ThiềnLý – Trần, thấy rõ hơn những đóng góp của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cho vănhọc Phật giáo thế giới. Trên cơ sở lý giải nguyên nhân sâu xa của những tương đồng và dị biệt về đềtài, nội dung và hình thức nghệ thuật của hai đối tượng trên, luận văn cũng chỉ ramột số những tương đồng và dị biệt về mặt văn hóa, tư tưởng, tập quán tư duy, quanniệm thẩm mĩ … của hai dân tộc, góp phần giúp hai dân tộc thêm hiểu nhau trongquá trình giao lưu hội nhập.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1. Hướng nghiên cứu trong thế đối sánh Đây là hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ. Hầu như chưa có công trìnhchuyên biệt nào nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánhvới thơ Thiền Nhật Bản. Tuy nhiên, trong công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuậtcủa thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56], để làm rõ đặc trưng nghệ thuậtcủa thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần, tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã dành mục III.3 để so sánh nghệ thuật của thơ Thiền Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản. Với phầnnày, tác giả đã chỉ ra một số những điểm tương đồng và dị biệt về nghệ thuật biểuhiện của hai đối tượng trên. Chẳng hạn, về sự tương đồng, cả hai đều “rất hàm súcvà dựa trên nguyên tắc khơi gợi trực cảm”. Về dị biệt, thơ Thiền Việt Nam và thơThiền Nhật Bản khác nhau về “quan điểm thể hiện”, về cách sử dụng các thủ phápnghệ thuật, về thể loại… Nhìn chung, do mục đích là để làm rõ đặc trưng nghệthuật của thơ Thiền Việt Nam nên tác giả Đoàn Thị Thu Vân chỉ chủ yếu chỉ ranhững khác biệt về mặt nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam so với thơ Thiền NhậtBản chứ chưa đi sâu vào những điểm tương đồng, cũng như chưa đi sâu vào so sánhmặt nội dung biểu hiện hoặc đề tài của hai đối tựợng trên. Cùng hướng nghiên cứu này còn có thể kể đến tiểu luận Basho (1644 – 1694)và Huyền Quang (1254 – 1334) – Sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảmthức thẩm mĩ [23] của nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển. Như tên tiêu đề, tiểu luận trên đãnêu lên sự tương đồng về đề tài và về cảm thức thẩm mĩ giữa nhà thơ Basho, đạidiện tiêu biểu cho thơ Thiền Nhật Bản, và Huyền Quang, đại diện cho thơ ThiềnViệt Nam. Về đề tài, cả hai đều rất yêu thích đề tài mùa thu “đọc thơ của hai ông,chúng ta nhận thấy một tình yêu sâu nặng với mùa thu”. Về cảm thức thẩm mĩ, tácgiả Lê Từ Hiển cho rằng cả thơ Basho và Huyền Quang đều toát lên một “vẻ đẹpbuồn, cô đơn, vắng lặng, hiu hắt”. Dù đã có những phát hiện, so sánh khá thú vị, bàitiểu luận trên cũng chỉ mới chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai nhà thơ, một củathơ Thiền Việt Nam, một của thơ Thiền Nhật Bản nên cũng chưa có được cái nhìntrong thế đối sánh bao quát giữa thơ Thiền Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản. 2.2. Hướng nghiên cứu trong thế biệt lập 2.2.1. Đối với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần Thơ Thiền Lý- Trần là một mảnh đất không lớn nhưng đầy màu mỡ, đã cókhông ít những nhà nghiên cứu đến cày xới, thâm canh. Trong rất nhiều nhữngchuyên luận, tiểu luận, bài viết có liên quan đến bộ phận văn học này, có thể tạmchia làm ba loại: Loại trực tiếp nghiên cứu mảng thơ Thiền Lý – Trần như mộtchỉnh thể; loại nghiên cứu tổng quan, trong đó thơ Thiền Lý – Trần chỉ là một bộphận được đề cập đến; và loại nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể thuộc bộ phậnthơ Thiền Lý – Trần. 2.2.1.1. Loại nghiên cứu trực tiếp mảng thơ Thiền Lý – Trần như một chỉnh thể Loại chuyên luận này không nhiều. Có thể kể đến một số chuyên luận như:Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] của Nguyễn Phạm Hùng, Khảo sátđặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56] của ĐoànThị Thu Vân,… Mặc dù chuyên luận Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] chỉgiới hạn nghiên cứu thơ Thiền thời Lý nhưng trong đó, tác giả đã có những kháiquát về đặc điểm của thơ Thiền nói chung. Chẳng hạn về tư duy nghệ thuật “thơThiền rất chú trọng tính trực giác”, hay về hình ảnh con người trong thơ Thiền, tácgiả cũng có nhận xét: “Con người trong thơ Thiền […] không phải chỉ là con người“vô tình” mà còn là “hữu tình”, “Con người trong thơ Thiền còn là con người có lítrí, có bản lĩnh và nghị lực”. Đó là “những con người ham sống chứ không phải làcon người “khắc kỉ””. Nếu như chuyên luận của Nguyễn Phạm Hùng chỉ đi sâu vào mảng thơ Th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần Thơ Thiền Nhật Bản So sánh thơ thiền Việt Nam - Nhật Bản Văn học Việt Nam Đặc điểm thơ Thiền Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 154 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 114 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
229 trang 105 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 98 4 0