Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.61 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu luận văn: thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần, luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần LUẬN VĂN:Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần I - mở đầu Quan hệ sở hữu là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản xuất. Đó làquan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác đó là hìnhthức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Do đó, cũng như quan hệ sản xuất, sự vận độngcủa quan hệ sở hữu về hình thức, mức độ và phạm vi không phải là ý muốn chủ quancủa con người mà là khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyđịnh. Đi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trong lịch sử, từ phươngthức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa vàchủ nghĩa cộng sản ta thấy tương ứng với mỗi lực lượng sản xuất thì cũng có các quanhệ sở hữu khác nhau, từ đó mà cũng tồn tại các quan hệ sản xuất khác nhau. Tức là sựphát triển của sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên. Trong điều kiện quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, do nền sảnxuất chưa qua chủ nghĩa tư bản nên trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất vẫn ởmức thấp. Trong nền kinh tế tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau.Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu này là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanhkhác nhau. Do đó, trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay tất yếu tồntại kinh tế nhiều thành phần. II - Nội dung 1. Trước hết, ta đi sâu làm rõ các khái niệm về sở hữu và chế độ sở hữu. Sở hữu là một phạm trù kinh tế cơ bản và xuất phát của kinh tế chính trị học.Đó là quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu của cải. ở đây, quanhệ sở hữu không phản ánh mối quan hệ giữa người với vật mà nó phản ánh quan hệgiữa người với người đối với vật. Nội dung của quan hệ sở hữu được xét trên hai mặt. - Thứ nhất: Xét về mặt pháp lý, sở hữu được luật pháp hoá thành các quyền,bao gồm: quyền sở hữu, quyền định đạt, quyền chuyển nhượng, quyền kế thừa... và cơchế để thực hiện các quyền đó thì gọi là chế độ sở hữu. - Thứ hai: Xét về mặt kinh tế, khi sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế, nó gắnliền với lợi ích và thu nhập của chủ sở hữu đối với của cải, mang lại thu nhập cho chủsở hữu. Mỗi hình thức sở hữu mang lại hình thức thu nhập khác nhau cho chủ sở hữu. Sở hữu cổ phần  thu nhập là cổ tức Sở hữu ruộng đất  thu nhập là địa tô Khi quan hệ sở hữu được luật pháp hoá thành các quyền: quyền sở hữu, quyềnsử dụng, quyền định đoạt... và cơ chế để thực hiện các quyền đphát sinh gọi là chế độsở hữu. ở bất kỳ xã hội nào, chế độ sở hữu đều là vấn đề căn bản nhất của chế độ kinhtế xã hội đó. Bởi vì nó là nội dung quan trọng nhất trong quan hệ sản xuất, quyết địnhđến tính phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất. Chỉ có trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ đểgiải quyết các vấn đề về động lực, vấn đề lợi ích kinh tế, vấn đề chính trị, vấn đề phápquyền và các vấn đề xã hội. Chúng ta cùng xem xét trong lịch sử, giai đoạn từ năm 1975 - 1986, giai đoạnchúng ta mới thực hiện xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, cả nướccùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này, do chúng ta nôn nóng, chủ quanduy ý chí, muốn đi nhanh lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xoá bỏ hết các hình thứcsở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Do không tính đến điều kiện kinh tế - xã hội củanước ta ở giai đoạn đó nên chúng ta đã bị sai lầm. Do chế độ sở hữu sai lầm như vậysẽ không giải quyết thoả đáng các vấn đề về động lực, lợi ích kinh tế  từ đó dẫn đếncác khó khăn về kinh tế cho đời sống dân cư, nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển dẫn tới hàng loạt các khó khăn về chính trị và các vấn đề xã hội khác. Qua đó mà tathấy được tầm quan trọng của việc giải quyết đúng đắn các vấn đề về sở hữu trong bấtcứ xã hội nào. Nhận thức được điều này, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trênquan điểm thẳng thắn, Đảng ta đã thừa nhận sai lầm trên; chúng ta cho phép nền kinhtế tồn tại đa hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ. Những thành tựu to lớn trongnhững năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của chế độ sở hữu ở nước tahiện nay. Chế độ sở hữu bao gồm 3 nội dung: - Thứ nhất là nội dung vật chất của sở hữu hay còn gọi là đối tượng của sở hữu,nó bao gồm sở hữu tư liệu tiêu dùng, sở hữu tư liệu sản xuất, sở hữu vốn, sở hữu chấtxám, sở hữu bản quyền, sở hữu thị trường... - Thứ hai là nội dung kinh tế của sở hữu. - Thứ ba là nội dung pháp lý của sở hữu. Ba mặt trên của chế độ sở hữu thống nhất với nhau và chỉ có thể đảm bảo tínhthống nhất của ba mặt đó thì chế độ sở hữu mới phát huy được hiệu quả và không trởthành hình thứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: