Danh mục tài liệu

Luận văn tốt nghiệp: Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 752.22 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cách về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự. Nhằm đưa chủ trương của Đảng tại Đại hội IX về cải cách tư pháp vào cuộc sống, trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết và các Luật liên quan đến cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng vàNhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cách về mặt tổ chức và hoạt động của các cơquan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự. Nhằm đưa chủ trương của Đảng tạiĐại hội IX về cải cách tư pháp vào cuộc sống, trong những năm vừa qua, Đảng, Nhànước đã ban hành nhiều nghị quyết và các Luật liên quan đến cải cách tổ chức và hoạtđộng của cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng như: Nghịquyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm củacông tác tư pháp trong thời gian tới, Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủtướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020; Pháp lệnh Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2004 và hàng loạt các văn bảnpháp luật có liên quan đến thi hành án dân sự khác. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháplý cho việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Trên cơ sởđó, nhiều bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án án (quyết định dân sự trong bản ánhình sự; bản án dân sự, hành chính, lao động, kinh tế...) đã được các cơ quan thi hành ándân sự kịp thời đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật đạt kết quả tương đối cao.Điều này, đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước vàthực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thi hành án dân sự vẫn còncó những bất cập chưa được giải quyết kịp thời như: Hệ thống văn bản pháp luật nóichung và các văn bản pháp luật thi hành án dân sự nói riêng vẫn còn nhiều khoảng trống,chưa điều chỉnh hết các quan hệ phức tạp nảy sinh trong thực tiễn thi hành án dân sự; môhình tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự khoa học..., trong đó cómột nguyên nhân quan trọng là giám sát thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, ch ưa thựcsự trở thành công cụ bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự. Dođó, đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của thi hành án dân sự. Nhiều bản án, quyết định vềdân sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không được tổ chức thi hành dứt điểm, đặc biệt,tình trạng vi phạm pháp luật, tiêu cực, sách nhiễu trong tổ chức thi hành án dân sự vẫndiễn ra nhiều. Đúng như phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại Lễkỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tưpháp lần thứ II tháng 8 năm 2005 là thi hành án dân sự vẫn chưa có bước chuyển biếnđáng kể, vẫn còn sự phàn nàn của nhân dân đối với thi hành án dân sự, đã làm cho côngbằng xã hội không được đảm bảo ở mức độ cao, hiện tượng vi phạm quyền tự do, dânchủ trong thi hành án dân sự vẫn còn xảy ra đã làm giảm sút lòng tin của quần chúngnhân dân đối với các cơ quan thi hành án dân sự nói riêng và làm suy giảm hiệu quả, hiệulực của bộ máy nhà nước ta nói chung. Xuất phát từ những lý do nêu trên cho thấy, giám sát thi hành án dân sự là một vấnđề cần được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tácgiả đã lựa chọn đề tài Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay để làm đề tàiluận văn Thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước đây (trước tháng 7/1993), thi hành án dân sự được đặt dưới sự quản lý củaTòa án, do Tòa án đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Tòa án là xét xử. Vì vậy, thihành án dân sự như là việc làm kiêm nhiệm của Tòa án, nên thi hành án dân sự còn chưađược quan tâm nghiên cứu, ít có những công trình khoa học hay các bài nghiên cứu của cácnhà khoa học đề cập đến thi hành án dân sự. Từ khi thi hành án dân sự được chuyển giaosang cho Chính phủ thống nhất quản lý, vấn đề thi hành án dân sự đã được đặt ra và triểnkhai nghiên cứu ở mức độ nhất định: Đề tài Thừa phát lại do Viện Nghiên cứu khoa họcPháp lý Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện; đề tài khoahọc cấp Bộ về Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án do Cục quản lý Thi hànhán dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì; Luận văn thạc sĩ Luật học Một số vấn đề về tổ chức và hoạtđộng thi hành án dân sự Việt Nam của tác giả Trần Văn Quảng; Luận văn thạc sĩ Luật họcHoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự của Nguyễn Thanh Thủy; Đề tài khoa học cấpnhà nước độc lập Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thihành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới do Bộ Tư pháp chủ trì. Ngoài ra, còn một số côngtrình khoa học khác được công bố trên các sách, tạp chí như: Đối tượng giám sát thi hànhán của Quốc hội của Trần Thanh Hương được đăng trên Tạp chí Lập pháp, số 2 năm 2003;Quan niệm về giám sát thực hiện quyền lực nhà nước của Đào Trí úc đăng trên Tạp chíNhà nước và pháp luật, số 6/2003... Những công trình nghiên cứu trên ở chừng mực nhất định có đề cập một số khíacạnh của pháp luật về thi hành án dân sự, đề xuất cơ chế thuận tiện cho việc tiến hành cáchoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Nhưng đến nay, chưa có một bài báo, công trìnhnào đề cập và luận giải một cách cụ thể, trực tiếp hệ thống về giám sát thi hành án dân sự. Vìvậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về giámsát thi hành án dân sự ở Việt Nam. Mặc dù vậy, những công trình được công bố trên đây lànhững tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng, giám sát thi hànhán dân sự ở Việt ...