Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật về Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
Luật về Tổ chức Chính phủ
của Quốc hội số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 2
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:
- Các bộ;
- Các cơ quan ngang bộ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị
của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3
Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định.
Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và
từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ.
Điều 4
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ
tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công
tác của Chính phủ. Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về
nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ
quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc
về công tác được giao phụ trách.
Điều 5
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính
phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Điều 6
Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể
Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng được quy
định tại Điều 19 của Luật này.
Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề
được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình.
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính
phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được
giao phụ trách; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn
đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách .
Điều 7
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các
biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với Uỷ ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và
Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ
Điều 8
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước
thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
2. Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân;
tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật tron ...
Luật về Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.17 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật tổ chức chính phủ tổ chức chính phủ chính phủ việt nam luật việt nam chuyên đề luậtTài liệu có liên quan:
-
44 trang 1039 0 0
-
Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình: Phần 2
93 trang 234 0 0 -
0 trang 178 0 0
-
Văn bản về Luật sở hữu trí tuệ
48 trang 177 0 0 -
Giáo trình luật tố tụng hành chính - Ths. Diệp Thành Nguyên
113 trang 175 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 160 0 0 -
Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2024
2 trang 153 0 0 -
10 trang 144 0 0
-
Quyết định số 343/QĐ-TTg năm 2024
10 trang 132 0 0 -
4 trang 130 0 0