Danh mục tài liệu

Lỵ Amip – Phần 1

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.77 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lỵ amip Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica Nhiễm Amip là mang E.histolytica có hay không có triệu chứng lâm sàng. Theo tổ chức Y tế thế giới , bệnh amip được phân loại như sau : - Bệnh amip không triệu chứng - Bệnh amip có biểu hiện lâm sàng: . Bệnh amip ruột: Lỵ amip, Viêm đại tràng mãn, U Amip, Viêm ruột thừa do Amip . Bệnh amip ngoài ruột: Bệnh Amip gan, phổi, não, lách, da ... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lỵ Amip – Phần 1 Lỵ Amip – Phần 1 I. Đại cương 1.Lỵ amip Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica Nhiễm Amip là mang E.histolytica có hay không có triệu chứng lâm sàng. Theo tổ chức Y tế thế giới , bệnh amip được phân loại như sau : - Bệnh amip không triệu chứng - Bệnh amip có biểu hiện lâm sàng: . Bệnh amip ruột: Lỵ amip, Viêm đại tràng mãn, U Amip, Viêm ruột thừa do Amip . Bệnh amip ngoài ruột: Bệnh Amip gan, phổi, não, lách, da ... 2.Bệnh nguyên Entamoeba gây bệnh cho người tồn tại ở ba dạng: a.Thể hoạt động ăn hồng cầu Đường kính 30-40 micromet sống trong vách đại tràng, tăng trưởng tốt dưới điều kiện kỵ khí, sự hiện diện vi khuẩn khác giúp cho amip phát triển, tìm thấy trong phân bệnh nhân lỵ cấp tính, có giả túc, trong tế bào chất có không bào, hồng cầu và 1 nhân. b. Thể không ăn hồng cầu Tìm thấy trong phân ngoài giai đoạn cấp tính, đường kính 14-16 micromet, các giả túc di chuyển chậm, trong tế bào chất không có hồng cầu, chỉ có vi trùng và glycogen. c. Thể bào nang (kén) Đường kính 10-15 micromet, hình cầu, chiết quang, kén non có một nhân, kén trưởng thành có 4 nhân . 3. Hệ thống enzym Amip có gây hoại tử mô nhờ enzym tiêu hủy protein tổ chức (hoạt tính giống pepsine,trypsine, hyaluronidase). Thể dưỡng bào gây độc bạch cầu, không có nội hay ngoại độc tố. 4. Đặc tính sinh bệnh của Entamoeba histolytica Sau khi nuốt, kén amip vào đến ruột non nguyên vẹn, không bị tác dụng của dịch vị. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, màng bọc kén bị vỡ ra, bào nang 4 nhân biến thành 8 nhân, tù đó phân chia ra thành 8 Amip. Thể không ăn hồng cầu ký sinh trên niêm mạc ruột, ăn vi trùng và các bã thức ăn, có thể chuyển thành dạng tiền kén rồi kén hay chuyển sang thể ăn hồng cầu II. Dịch tễ 1. Sự phân bố địa dư Bệnh Amip là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, Hiện tỷ lệ nhiễm Entamoeba histolytica trên thế giới khoảng 10 % ( 1-69 %), Ở Việt nam tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%, 2. Tuổi - giới Hay gặp ở các lứa tuổi 15-65 (81%), nhiều nhất 20-30 tuổi, nam nhiều hơn nữ 3. Tình hình kinh tế - xã hội Bệnh thường gặp ở xứ nóng vùng nhiệt đới, đặc biệt các nước có điều kiện sinh hoạt thấp kém, một mặt do khí hậu thuận tiện cho việc truyền bệnh, mặt khác do tình trạng vệ sinh ngoại cảnh thấp (chưa giải quyết tốt phân nước rác) 4. Nguồn bệnh Người mang kén amip là nguồn lây duy nhất: người bệnh, người vừa khỏi bệnh, người lành mang kén là nguồn lây quan trọng nhất. Trong phân của bệnh nhân vừa có thể dưỡng bào, vừa kén . Thể dưỡng bào dễ bị tiêu hủy, trái lại kén có sức sống cao . 5.Phương thức lây a.Lây gián tiếp Là đường lây phổ biến, Một người bệnh có thể thải qua phân vài triệu kén có khi 300 triệu kén. Liều để nhiễm bệnh khoảng 1000 kén có khi chỉ 1 kén. Trong ngoại cảnh kén sống rất lâu, trong phân lỏng 12 ngày, trong đất 10-20 ngày, trong nước 10-30 ngày. Nước dưới 50 độ, hóa chất chlor, iode nồng độ thấp không diệt được kén. Người nhiễm amip khi nuốt phải kén trong thức ăn bị nhiễm, nước uống không chín. Ruồi, côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Thấy 3/4 ruồi trong nhà người bị lỵ amip có mang kén. Kén có thể sống ở chân ruồi 48giờ. b.Lây trực tiếp Từ người sang người do tay bẩn, kén có thể tồn tại 5 phút ở bàn tay, 45 phút dưới móng tay. Dán, chuột lang, khỉ, chó, lợn cũng mang kén amip nhưng ít khi truyền bệnh cho người. c.Lây qua đường tình dục Thường xãy ra ở những quần thể đồng tính luyến ái nam. 6. Cơ thể cảm thụ Trong các vùng khí hậu nóng và ẩm, nhiễm amip khó tránh, có người sau khi nuốt kén nhưng không trở thành người mang ký sinh trùng, có lẽ do thăng bằng trong môi trường ruột không bị rối loạn (vai trò vi khuẩn chí ở ruột, các chất xuất tiết, đặc biệt các kháng thể của ruột), còn lại là những người sẽ trở thành người bệnh sau khi nuốt kén 1 thời gian dài hay ngắn tùy vào một số điều kiện như: lao động quá sức, thay đổi tiết chế, suy giảm miễn dịch.... 7. Hình thái dịch - Vùng bệnh amip lưu hành, vệ sinh phân nước kém, bệnh có thể bộc phát thành dịch nhỏ, thỉnh thoảng có thể phát thành dịch lớn - Vùng ôn đới bệnh chỉ có tính chất tản phát lẻ tẻ . 8.Yếu tố nguy cơ - Chủng amip: ở vùng ĐNÁ có độc tính cao hơn các vùng Bắc Phi, chủng amip nội địa vùng ôn đới thường không có độc lực - Sự rối loạn vi khuẩn chí ở ruột . - Sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể . 9. Sinh lý bệnh & miễn dịch Vai chò của vật chủ và độc tính của amip quyết định tình trạng bệnh. Amip gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, khả năng xâm nhập này phụ thuộc khả năng kháng thực bào, tiết ra enzyme tiêu hủy protein, tiết các protein gây độc ... tạo các vết lóet chảy máu đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết Meissner và Auerbach, làm tiết chất nhầy qua cơ chế phản xạ, gây co thắt và tăng nhu động ruột. Nếu lóet nhiều lâm sàng nặng nề, nếu lóet ít, bệnh chỉ tiêu chảy nhẹ. Nếu vết ló ...