Danh mục tài liệu

Marketing Căn Bản dành cho người mới

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.88 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới sự phong phú, dồi dào và đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Song song đó, sự cạnh tranh giữa những người bán trở nên gay gắt, và dẫn tới người mua có được quyền lựa chọn hàng hoá rộng rãi hơn, làm cho thị trường tất yếu từ thị trường của người bán trở thành thị trường của người mua. Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu thụ được thể hiện qua mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường, và những biến động về mặt kinh tế xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Marketing Căn Bản dành cho người mớiMarketing Căn Bản1. Sự ra đời.Sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới sự phong phú, dồi dào và đa dạng về sản phẩm,dịch vụ. Song song đó, sự cạnh tranh giữa những người bán trở nên gay gắt, và dẫn tớingười mua có được quyền lựa chọn hàng hoá rộng rãi hơn, làm cho thị trường tất yếu từ thịtrường của người bán trở thành thị trường của người mua. Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêuthụ được thể hiện qua mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường, và những biến động về mặtkinh tế xã hội khác.2. Sự phát triển.Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Hoa kỳ,phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932, đặc biệt sau chiến tranh thếgiới thứ hai.3. Quan niêm về Marketing.Có rất nhiều quan niệm về Marketing, tuy nhiên chúng ta có thể chia làm 2 quan niệm đạidiện cho quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại._ Marketing truyền thống (traditional marketing): Bao gồm các hoạt động sản xuấtkinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụmột cách tối ưu._ Marketing hiện đại (modern Marketing): là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chứcvà quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức muacủa người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sảnphẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu.*Quan niệm Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường là thị trường của ngườibán. Và quan niệm Marketing hiện đại phù hợp với thị trường là thị trường của người mua.*Marketing được xem như là việc tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế hướng vào việcthoả mãn nhu cầu tiêu dùng ở mức độ cao nhất. Như vậy phương châm của Marketing là chỉbán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích của người mua. Coitrọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên củayêu cầu đó cả về số lượng và chất lượng cần thoả mãn. Muốn biết thị trường và người tiêudùng cần gì phải tổ chức nghiên cứu tỉ mỉ và phải có phản ứng linh hoạt.4. Các định nghĩa về Marketing• Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trựctiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.• Viện Marketing của Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt độngsản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhucầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất ra và đưa các hàng hoá đến ngườitiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”• Học viện quản lý Malaysia: “Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nguồn lực thiếtyếu nhằm khám phá, sáng tạo, thoả mãn và gợi lên những nhu cầu của khách hàng để tạo ralợi nhuận”• Philip Kotler: “Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con người hướng vào việcđáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi”...--> Tóm lại:Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thoả mãn, gợi mởnhững nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận.5. Bản chất của MarketingBản chất của hoạt động marketing là một hệ thống các hoạt động kinh tế - là tổng thể cácgiải pháp của một công ty trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của mình; là sựtác động tương hỗ hai mặt của một quá trình thống nhất: Một mặt nghiên cứu thận trọng,toàn diện nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, định hướng sản xuất nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu đó. Mặt khác, tác động tích cực đến thị trường, đến nhu cầu hiện tại và tiềm tàngcủa người tiêu dùng.II. Vai trò và chức năng của Marketing trong nền kinh tế1. Sự hình thành những quan niệm về vai trò Marketing :Quá trình hình thành và phát triển Marketing trong nền kinh tế thị trường qua các giai đoạnkhác nhau đã dẫn đến sự nhận thức về vai trò của nó không hoàn toàn giống nhau.Ngay từ khi Marketing ra đời, các nhà kinh doanh đã tìm thấy ở nó một công cụ khá sắc béndùng để quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của mình.Trong giai đoạn từ thế kỷ 19 đến thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà kinh doanh xemMarketing là một trong bốn yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của quá trình kinhdoanh. Và do đó, vai trò của Marketing được đánh giá ngang với vai trò của các yếu tố còn lại(Sản xuất, Nhân sự, Tài chánh). Trong giai đoạn này, hoạt động Marketing được sử dụng chủyếu trong lĩnh vực phân phối tức là sau khi đã có sản phẩm sản xuất ra. Nhiệm vụ chính củanó là tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm và các phương pháp bán hàng hữu hiệu nhất.Từ sau thập kỷ đầu đến thập kỷ 30 của thế kỷ này, với sự tăng trưởng của lực lượng sảnxuất, kinh tế thị trường phát triển mạnh, các nhà kinh doanh nghĩ rằng: Ai làm thị trườnggiỏi thì nhanh chóng giàu lên và ngược lại thì sẽ phải gánh chịu thất bại. Và do đó, vai tròMarketing vào giai đoạn này được đánh giá là quan trọng hơn so với các yế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: