Danh mục tài liệu

Mô hình và giải pháp đào tạo nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC) trong giảng dạy ngoại ngữ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.80 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tập trung tìm hiểu và phân tích những mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa đang được áp dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho người học ngoại ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình và giải pháp đào tạo nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC) trong giảng dạy ngoại ngữTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 147 MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA (ICC) TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ Trịnh Phan Thị Phong Lan1, Vũ Thanh Hương2 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải Tóm tắt:Việc đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ ngày càng nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Hầu hết các học giả đều xuất phát từ những góc độ khác nhau, nội dung nghiên cứu cũng mang tính đa dạng, trong đó phần lớn quan tâm đến các mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa và đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa cho giáo viên dạy ngoại ngữ. Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tập trung tìm hiểu và phân tích những mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa đang được áp dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho người học ngoại ngữ. Từ khóa: Năng lực giao tiếp liên văn hóa; mô hình; ngoại ngữ; dạy học; giải pháp. Nhận bài ngày 17.6.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Trịnh Phan Thị Phong Lan; Email: tptplan@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, để đối diện với những thách thức mang tính toàn cầu hóa,nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, một trong những nội dung đổi mới giảng dạyngoại ngữ đòi hỏi học sinh phải có năng lực giao tiếp liên văn hóa nhất định. Byram (1997) là người có vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu năng lực giaotiếp liên văn hóa. Ông cho rằng năng lực giao tiếp liên văn hóa được tạo nên trên nền tảngnhận thức, thái độ và hành vi. Mô hình giao tiếp liên văn hóa mà Byram đã lập ra bao gồmnhóm kiến thức, nhóm kỹ năng, nhóm thái độ và nhóm tư duy phê phán. Theo Thomas (2003), năng lực giao tiếp liên văn hóa là khả năng định hình tương tácgiữa những người thuộc nhiều nền văn hóa, nhiều ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau khi cùngtham gia giao tiếp sao cho tránh được sự hiểu lầm, mở ra cơ hội hợp tác giải quyết vấn đềcó hiệu quả cho các đối tượng liên quan theo cách được cộng đồng thừa nhận và ủng hộ. Zhang Hongling (2007) cũng đã chỉ ra rằng năng lực giao tiếp liên văn hóa là khả năngsử dụng một cách hiệu quả và phù hợp những kiến thức ngôn ngữ và văn hóa để tham giathực hành giao tiếp với các đối tượng thuộc những nền văn hóa khác. Đây cũng chính lànhân tố quyết định trong các hoạt động giao tiếp liên văn hóa. Do tố chất tổng hợp và148 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIthành tích học tập của người học ngoại ngữ đều tập trung thể hiện ở năng lực giao tiếp liênvăn hóa, vì vậy năng lực này chính là mục tiêu cao nhất để bồi dưỡng nhân tài ngoại ngữ. Theo đó, có thể nói năng lực giao tiếp liên văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu nhìnnhận như khả năng tương tác hiệu quả và phù hợp với các thành viên đến từ các nền vănhóa khác. Liuxue Hui (2003) thông qua nghiên cứu, tổng kết có hai cách để đào tạo nănglực giao tiếp liên văn hóa: Một là cách thức trực tiếp, tương đối độc lập với việc học ngônngữ, văn hóa được học một cách trực tiếp và có hệ thống; Hai là cách thức gián tiếp, đanxen lồng ghép với việc học ngôn ngữ, văn hóa được học một cách gián tiếp và không tậptrung. Cả hai cách tiếp cận này đều có thể nhấn mạnh vai trò tổng thể của việc bồi dưỡngnăng lực giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ. Hiện nay, việc đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa trong dạy học ngoại ngữ đã trởthành một chủ đề khá quen thuộc, nhận được sự quan tâm và ý kiến đồng thuận của đa sốgiáo viên ngoại ngữ. Bên cạnh đó, chủ đề này cũng ngày càng nhận được sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều xuất phát từnhững góc độ khác nhau, nội dung nghiên cứu cũng mang tính đa dạng, trong đó mô hìnhgiảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa có thể nói là một nội dungđược đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên cần cân nhắc đến tất cả các yếu tố như: mục tiêudạy học, nội dung dạy học, chiến lược dạy học, tài nguyên dạy học, phương thức đánh giávà nhu cầu học tập của học sinh... Để giải quyết một cách hiệu quả đối với các yếu tố tronghoạt động giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên đã sử dụng những phương pháp giảng dạy khácnhau, đưa các mô hình lý thuyết khác nhau vào trong hoạt động giảng dạy. Đào tạo nănglực giao tiếp liên văn hóa là một nội dung quan trọng trong dạy học ngoại ngữ ...

Tài liệu có liên quan: