Danh mục

Môi trường ven biển - Chương 4

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.55 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng ven bờ rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội vì những tài nguyên hiếm có của nó. Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống gồm nhiều tài nguyên. Nó cho không gian, cung cấp các tài nguyên sinh học và phi sinh học, cho hoạt động của con người và chức năng điều hòa môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Đồng thời vùng ven bờ cũng là hệ thống được nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống (như nước và thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường ven biển - Chương 4 Chương 4. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG VEN BỜ I. Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven bờ Vùng ven bờ rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội vì những tàinguyên hiếm có của nó. Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống gồm nhiều tài nguyên.Nó cho không gian, cung cấp các tài nguyên sinh học và phi sinh học, cho hoạt động củacon người và chức năng điều hòa môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Đồng thờivùng ven bờ cũng là hệ thống được nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồntài nguyên cho sự sống (như nước và thức ăn), cho các hoạt động kinh tế (như khônggian, các tài nguyên sinh học và phi sinh học) và cho nghĩ ngơi, giải trí (các bãi biển, rạnsan hô). Quá trình công nghiệp hóa, phát triển thương mại và áp lực của sự gia tăng dân sốliên tục ở nhiều nơi đã làm tăng xói mòn, lũ lụt, mất các vùng đất ngập nước, ô nhiễm,gia tăng việc khai thác bừa bãi đất đai và nguồn nước ven bờ. Tháng 6 năm 1992, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc(UNCED) đã được tổ chức ở Rio de Janeiro, Braxin. Lần đầu tiên trong lịch sử có mộthội nghị lớn gắn trực tiếp, rõ ràng các vấn đề về môi trường và phát triển. UNCED đượctổ chức để đáp ứng nhận thức ngày một gia tăng trên thế giới là không thể coi môi trườngvà phát triển là hai lĩnh vực chính sách tách biệt, mà sự phát triển bền vững chính là sựlồng ghép chúng. Mục tiêu chung của UNCED là xây dựng các chiến lược và biện pháp nhằm đấutranh chống suy thoái môi trường trong sự phát triển bền vững và lành mạnh đối với môitrường ở tất cả các nước. Hội nghị tập trung vào những lĩnh vực cụ thể sau: Bảo vệ bầu khí quyển bằng cách hạn chế sự thay đổi khí hậu, sự suy yếu tầng • ôzôn và ô nhiễm không khí xuyên biên giới; Bảo vệ và quản lý tài nguyên đất bằng cách đấu tranh chống nạn phá rừng, sa • mạc hóa và hạn hán; Bảo tồn đa dạng sinh học; • Thúc đẩy công nghệ sinh học lành mạnh với môi trường; • Bảo vệ chất lượng và cung cấp nguồn nước ngọt • Bảo vệ đại dương và tất cả các loài sinh vật biển • Quản lý các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại và các chất độc hóa học, • cấm vận chuyển trái phép các sản phẩm và chất thải độc hại giữa các quốc gia. Thành công của Hội nghị được phản ảnh trong nhiều sản phẩm của hội nghị này.Các chính phủ đã nhất trí về các công ước, về các vấn đề môi trường toàn cầu quan trọng.Tuyên bố Rio có 27 nguyên tắc hướng dẫn chính sách quốc gia và quốc tế về môi trườngvà Chương trình nghị sự 21 đã mô tả chi tiết các hành động cần thiết để đạt được pháttriển bền vững. Chương 17 của Chương trình nghị sự 21 đề cập đến các vấn đề đại dươngvà vùng ven bờ, nêu rõ nhu cầu cần xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý tổnghợp vùng bờ. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhấtđể giải quyết các thách thức tại vùng ven bờ hiện tại cũng như lâu dài. QLTHVB tạo cơhội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trịtài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tương lai của vùng bờ. Thông qua việc tính đến các lợi ích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, QLTHVB cóthể kích thích sự phát triển vùng ven biển, phát triển tài nguyên và hạn chế sự suy thoáicác hệ thống tự nhiên của chúng. QLTHVB có thể cung cấp khung sườn cho các phảnứng linh hoạt nhằm đối phó với sự không chắc chắn của các dự báo về tương lai, kể cả vềthay đổi khí hậu. Tóm lại QLTHVB có thể cung cấp cho các nước ven biển quy trình thúcđẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Mục tiêu chính của bất kỳ chương trình QLTHVB nào về cơ bản là khuyến khíchsự thay đổi ứng xử của con người để đạt mục tiêu mong muốn. Mục đích của việc quản lýlà tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ và giá trịmong muốn, liên quan đến sản xuất, tiêu thụ hoặc bảo tồn. QLTHVB có thể dự báo vàđáp ứng được các nhu cầu của xã hội vùng ven biển. Sự tham gia của công chúng vàoviệc xây dựng và thực thi QLTHVB, do đó, là rất cần thiết. Để thành công, QLTHVB cần có các yếu tố sau: Lồng ghép các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế, quản lý chất lượng • môi trường và sử dụng đất; Lồng ghép các chương trình trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm (ngành • nông nghiệp và nghề cá), năng lượng, giao thông vận tải, tài nguyên nước, xử lý chất thải và du lịch; Lồng ghép tất cả các nhiệm vụ quản lý vùng bờ, từ quy hoạch và phân tích, • thực thi, điều hành và duy trì, giám sát và đánh giá, được tiến hành liên tục theo thời gian; Thống nhất các trách nhiệm đối với các n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: