Danh mục tài liệu

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên bộ môn Tiếng Trung Quốc - khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 131      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên bộ môn tiếng Trung Quốc- Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên bộ môn Tiếng Trung Quốc - khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC KHOA NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Đào Thị Hồng Phượng*<br /> Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu khoa học (NCKH) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đại học vì nó không<br /> những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới thúc<br /> đẩy sự phát triển của nhân loại. Đối với giảng viên NCKH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm<br /> quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy. Bài viết nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên bộ<br /> môn tiếng Trung Quốc- Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng đề<br /> xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh hơn.<br /> Từ khóa: đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học, bộ môn tiếng Trung, thực trạng, giải pháp<br /> <br /> GIỚI THIỆU**<br /> Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo quyết<br /> định số 976/QĐ-TCCB ngày 31/12/2007 của<br /> Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là cơ sở giáo<br /> dục đại học có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp<br /> nguồn nhân lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu<br /> cấp bách của xã hội trong xu thế hội nhập<br /> quốc tế hiện nay, phục vụ đắc lực cho chiến<br /> lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước<br /> đặc biệt là khu vực trung du, miền núi phía<br /> Bắc. Hiện nay Khoa Ngoại ngữ đào tạo các<br /> ngành sư phạm và ngôn ngữ các thứ tiếng:<br /> Anh, Trung, Pháp, Nga, Hàn.[1]<br /> Bộ môn tiếng Trung Quốc là một trong năm<br /> tổ bộ môn thuộc Khoa Ngoại ngữ. Hiện nay<br /> bộ môn có 28 giảng viên (3 giảng viên làm công<br /> tác kiêm nhiệm) trong đó có 8 giảng viên có<br /> trình độ Tiến sĩ; 20 giảng viên có trình độ thạc<br /> sĩ; 9 giảng viên đang học nghiên cứu sinh tại<br /> các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.<br /> THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA<br /> GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC<br /> Thành tựu<br /> Từ khi thành lập đến nay bộ môn tiếng Trung<br /> luôn dẫn đầu trong toàn khoa về phong trào<br /> NCKH và tự bồi dưỡng.[2] Có được thành<br /> tựu như vậy một phần là do trình độ nguồn<br /> nhân lực tham gia NCKH ngày càng được<br /> nâng cao.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0917 505898, Email: daohongphuong.sfl@tnu.edu.vn<br /> <br /> Bảng 1. Trình độ biên chế các năm<br /> 2018<br /> 2016<br /> <br /> Tổng số<br /> 2014<br /> <br /> Cử nhân<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Thạc sỹ<br /> <br /> 2010<br /> <br /> Tiến sỹ<br /> <br /> 2008<br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> Dựa vào số liệu trên cho thấy. Từ khi thành<br /> lập năm 2007 bộ môn chỉ có 5 giảng viên<br /> trong đó mới chỉ có 2 giảng viên đạt trình độ<br /> thạc sỹ. Đến nay số lượng giảng viên đã tăng<br /> lên 28, trong đó 100% giảng viên có trình độ<br /> Thạc sỹ, 8 giảng viên có trình độ Tiến sỹ,<br /> chiếm 28.5%. So sánh với các tổ bộ môn khác<br /> trong Khoa tỉ lệ này tương đối cao. Đây là<br /> một thuận lợi lớn cho bộ môn trong việc đẩy<br /> mạnh hoạt động NCKH.<br /> Trong những năm vừa qua, lãnh đạo bộ môn<br /> luôn ý thức được tầm quan trọng của việc<br /> giao lưu, tiếp thu tiến bộ về kiến thức, kỹ<br /> năng nghiên cứu của các cơ sở đào tạo có uy<br /> tín ở trong và ngoài nước. Do đó bộ môn luôn<br /> ủng hộ việc các giảng viên ra nước ngoài học<br /> tập, nghiên cứu. Có thể là những khóa bồi<br /> dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, cũng có thể<br /> là học tập dài hạn theo chương trình NCS tiến<br /> 17<br /> <br /> Đào Thị Hồng Phượng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 17 - 20<br /> <br /> sỹ... Cụ thể, từ năm 2008 đến nay bộ môn đã<br /> cử 17 giảng viên tham gia thi tuyển và xét<br /> tuyển đào tạo tiến sỹ tại trường Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội và các trường đại học có uy tín tại<br /> Trung Quốc. Thông qua việc học tập giảng<br /> viên không những có cơ hội tiếp cận sâu hơn<br /> ngôn ngữ bản địa, nâng cao kiến thức chuyên<br /> môn nghiệp vụ mà còn có cơ hội tiếp thu<br /> thành tựu nghiên cứu và phương pháp nghiên<br /> cứu tân tiến.<br /> <br /> nghe, nói, đọc, viết; thiết kế các phần mềm hỗ<br /> trợ học tập tiếng Trung giai đoạn sơ cấp;<br /> nghiên cứu và biên soạn giáo trình các môn<br /> học dự án theo hướng tiếp cận phát triển…<br /> <br /> Ngoài việc tham gia các khóa học dài hạn,<br /> một số giảng viên của bộ môn còn thường<br /> xuyên tham gia và báo cáo tại các hội nghị,<br /> hội thảo chuyên ngành quốc gia và quốc tế.<br /> Việc tham gia hội thảo chuyên ngành đã đem<br /> lại một diện mạo mới cho môi trường giao<br /> lưu, học tập, nghiên cứu của bộ môn. Khi các<br /> giảng viên ra nước ngoài tiếp cận với những<br /> phương pháp nghiên cứu mới, tiếp thu gợi ý<br /> quý báu của các chuyên gia, trao đổi, học hỏi<br /> từ những người bạn đồng nghiệp thì kiến<br /> thức, kỹ năng về nghiên cứu của giảng viên<br /> được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Trong năm<br /> 2016 bộ môn đã tổ chức một hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: