Danh mục tài liệu

Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 thông qua việc tổ chức cho học sinh tự đặt đề bài toán trong dạy học giải toán có lời văn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.93 KB      Lượt xem: 116      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thực trạng thực hiện phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 trong dạy học giải toán có lời văn ở một số trường tiểu học trong thành phố Thuận An. Dựa trên thực trạng đó, bài viết đề xuất biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 thông qua việc tổ chức cho học sinh tự đặt đề bài toán trong dạy học giải toán có lời văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 thông qua việc tổ chức cho học sinh tự đặt đề bài toán trong dạy học giải toán có lời văn MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ ĐẶT ĐỀ BÀI TOÁN TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Bùi Thị Ngọc Hân1, Tăng Thị Ngọc Phương2, Phạm Thị Cẩm Vân2, Lê Thị Yến Phương2, Nguyễn Thanh Tâm2, Nguyễn Đặng Bích Dâng2 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. D21GDTH, khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 khẳng định dạy học phát triển năng lực nóichung và phát triển năng lực giao tiếp toán học nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọngcủa chương trình môn Toán. Như vậy, toán học ngoài việc giúp học sinh phát triển những năng lựcchung còn phát triển các năng lực đặc thù, trong đó có năng lực giao tiếp toán học. Nội dung giảitoán có lời văn tạo cơ hội cho học sinh phát triển hơn về năng lực này. Bài viết nghiên cứu thựctrạng thực hiện phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 trong dạy học giải toán cólời văn ở một số trường tiểu học trong thành phố Thuận An. Dựa trên thực trạng đó, bài viết đề xuấtbiện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4 thông qua việc tổ chức cho họcsinh tự đặt đề bài toán trong dạy học giải toán có lời văn. Từ khóa: dạy học giải toán có lời văn, dạy học phát triển năng lực, năng lực giao tiếp toánhọc, tự đặt đề toán.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình phổ thông 2018 được xây dựng, biên soạn theo định hướng phát triển năng lực vàphẩm chất của học sinh. Trong đó có 5 năng lực đặc thù của Toán hoc là: Năng lực tư duy và lập luậntoán học, Năng lực mô hình hoá toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học, Năng lực giao tiếp toánhọc và Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Thông qua bài nghiên cứu Vai trò của biểu diễntoán học trong giải toán có lời văn ở bậc tiểu học, tác giả Ngô Trúc Phương (2019) đã tìm hiểu biểu diễntoán học, một trong ba thành phần của giao tiếp toán học, trong giải toán có lời văn. Người viết nhấnmạnh việc chuyển bài toán từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ toán học là không thể thiếu trong quátrình giải toán có lời văn và biểu diễn toán học đóng vai trò chính trong bước chuyển này. Tác giả kết luậnhoạt động chuyển đổi giữa các kiểu biểu diễn sẽ tạo ra những cầu nối để học sinh phát triển các năng lực:giải quyết vấn đề toán học, tư duy và lập luận toán học cũng như giao tiếp toán học. Bài viết chưa nghiêncứu sâu về cách vận dụng biểu diễn toán học trong giải toán có lời văn ở một khối lớp cụ thể trong bậctiểu học. Tuy nhiên, bài tạp chí cũng mở ra hướng nghiên cứu các tác động của biểu diễn toán học tronggiải toán có lời văn với việc phát triển các năng lực đặc thù, trong đó có năng lực giao tiếp toán học. Trong tạp chí giáo dục, Số đặc biệt tháng 4 năm 2020 từ trang 124 đến 127 của hai tác giả BùiThanh Xuân Và Đinh Thị Bích Hậu nói về “Dạy học giải toán cho học sinh lớp 4 theo định hướng pháttriển năng lực” có đề cập tới rằng “Do học sinh lớp 4 còn gặp khó khăn về ngôn ngữ và hạn chế về tưduy nên khi đọc đề toán, nhiều học sinh sẽ không hiểu nghĩa của từ, không phân tích được các tình huốngdạy học, dẫn đến giải bài toán một cách máy móc”. Tác giả cũng đưa ra các biện pháp giúp khắc phụcnhững hạn chế về ngôn ngữ, tư duy giúp học sinh phát triển các năng lực qua giải toán rất phù hợp vớichương trình mới hiện nay. Tuy nhiên ở biện pháp “Tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực toán học,củng cố và phát triển ngôn ngữ nói và viết” tác giả chưa nói rõ củng cố và phát triển năng lực nói và viếtnhư thế nào. Ở đề tài của nhóm, nhóm sẽ nói rõ hơn về phát triển ngôn ngữ nói và viết cũng như nói sâuhơn về phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 4. Trong tạp chí giáo dục, Số đặc biệt tháng 12 năm 2019, từ trang 156 đến 161 và trang 250 củatác giả Đặng Thị Thùy nói về “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh 298cuối cấp tiểu học thông qua dạy học giải toán có lời văn” tác giả cho rằng “Ngôn ngữ có vai trò rấtquan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, trigiác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữnói và viết của các em. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ mà ta có thể đánh giá đượcsự phát triển trí tuệ của trẻ”. Tác giả đã đưa ra các thành phần cũng như mô tả rõ các thành phần liênquan đến năng lực giao tiếp toán học nhằm hiểu rõ rằng học sinh cần hình thành và phát triển ngônngữ như thế nào để giúp học sinh phát huy được tốt nhất năng lực giao tiếp toán học qua giải toán cólời văn. Tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp phát triển năng lực g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: