Danh mục tài liệu

Một số biện pháp tạo động lực học tập cho người học thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục – trường Đại học Hùng Vương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.15 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để việc dạy - học của giảng viên và học viên mang lại hiệu quả cao, chúng tôi nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo động lực học tập cho học viên trong giảng dạy tại Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp tạo động lực học tập cho người học thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục – trường Đại học Hùng Vương80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO NGƯỜI HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Phạm Thị Bích Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Tóm tắt: Học tập là một quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp luôn thay đổi. Đối với người lớn, hoạt động học tập mang những đặc điểm riêng. Để việc dạy - học của giảng viên và học viên mang lại hiệu quả cao, chúng tôi nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo động lực học tập cho học viên trong giảng dạy tại Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Trường Đại học Hùng Vương. Từ khóa: Động lực, động lực học tập, dạy học người lớn. Nhận bài ngày 27.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2018 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Bích; Email: phambichpt.cbql@hvu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ quan điểm: “Đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từquan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điềukiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đếnhoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộngđồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Để thực hiệnđổi mới giáo dục cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp, trong đó phải “tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; tăng cường tính tương tác trong dạy vàTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 81học. Một trong những con đường để khơi dậy hứng thú học tập của người học là tạo độnglực học tập cho người học. Với chức năng nhiệm vụ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (BDNG &CBQLGD), Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Trường Đại họcHùng Vương luôn nỗ lực phấn đấu, đóng góp quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng caokiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của tỉnh, góp phần nâng caochất lượng giáo dục của địa phương. Trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học,các giảng viên đã tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hìnhthức và kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quảnlý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu của người học được các cấp quản lý vàngười học ghi nhận. Tuy nhiên, một số ít giảng viên còn khó khăn khi tạo động lực học tậpcho người học là người lớn nên hiệu quả của hoạt động giảng dạy chưa cao. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tạo động lực học tập cho người học thôngqua hoạt động giảng dạy của giảng viên là một yêu cầu cần thiết nhằm xây dựng môitrường học tập tích cực trong công tác BDNG & CBQLGD hiện nay.2. NỘI DUNG2.1. Khái quát về tạo động lực học tập đối với học viên là người lớn - Động lực và tạo động lực học tập: + “Động lực” là từ được nhắc đến ở hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Động lực làđộng cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cungcấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích. + Động lực học tập là động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của con người. Trong họctập, động lực trở thành một mối quan tâm lớn của những người làm giáo dục. Bởi vì dù chogiáo viên có dạy tốt đến đâu mà người học không có được động lực học tập thì mọi nỗ lựcđều trở nên vô nghĩa. + Tạo động lực được hiểu là hệ thống chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tácđộng đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc. Như vậy, có thể hiểu tạo động lực học tập là việc xây dựng, thực thi các biện phápmang tính chất đòn bẩy về vật chất và tinh thần nhằm kích thích, thúc đẩy việc học tập củangười học tốt hơn. - Động lực học tập của người lớn: + Đặc điểm học tập của người lớn82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Xuất phát từ vị thế và vai trò của người lớn, học tập của người lớn có động cơ, nhu cầ ...

Tài liệu có liên quan: