Danh mục tài liệu

Một số đặc điểm hình thái và sinh thái sinh sản của cá thát lát (notopterus notopterus) ở Thừa Thiên Huế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 593.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh thái của Cá thát lát, đặc biệt là về sinh học sinh sản là rất cần thiết để góp phần bảo tồn hiệu quả loài cá có giá trị kinh tế này tại Thừa Thiên Huế và miền Trung-Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm hình thái và sinh thái sinh sản của cá thát lát (notopterus notopterus) ở Thừa Thiên Huế HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ Đ C ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI SINH SẢN CỦA CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus) Ở THỪA THIÊN HUẾ Trường Trường LÊ THỊ NAM THUẬN i h Kh a h ih NGÔ THỊ HƯƠNG GIANG ih ng L ih Cá thát lát (Notopterus notopterus) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ Cá thát lát (Notopteridae). Thân rất dẹt, đuôi rất nhỏ, toàn thân phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối lớn. Cá có phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Đông Dương; ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ỏ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung. Sản lượng khai thác tự nhiên khá cao, có thể đánh cá quanh năm. Thịt ngon nên hiện nay nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với Cá thát lát gia tăng. Ðây là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng sự khai thác quá mức làm cho nguồn sản lượng cá ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, kích cỡ cá thương phẩm nhỏ dần. Trong khi đó, Cá thát lát lại thuộc nhóm ít được quan tâm theo phân nhóm tình trạng bảo tồn của Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2008). Vì vậy, các nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh thái của Cá thát lát, đặc biệt là về sinh học sinh sản là rất cần thiết để góp phần bảo tồn hiệu quả loài cá có giá trị kinh tế này tại Thừa Thiên Huế và miền Trung-Tây Nguyên. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Cá thát lát Notopterus notopterus P., họ Notopteridae, bộ Osteoglossiformes, lớp Actinopterygii. Địa điểm nghiên cứu: Các thủy vực nước ngọt tại Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Được thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu sinh học cá đang được áp dụng trong các nghiên cứu ngư loại hiện nay của Nikolski, Pravdin, Xakun et Buskaia, Mai Đình Yên. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm phân biệt giới tính về hình thái * Một số đặc điểm hình thái Qua quan sát hình thái bên ngoài, kết hợp giải phẫu và quan sát tuyến sinh dục các mẫu cá thể Cá thát lát có thể xác định được những điểm khác nhau cơ bản về hình thái của Cá thát lát đực và cái. Cá đực có thân hình thon dài, bụng lép, gai thịt nhỏ nhọn (có thể xem như gai sinh dục) rõ ràng, có kích thước 1,5-2,0cm. Cá cái có bụng lớn hơn, phình rộng do mang trứng, lỗ sinh dục màu hồng và không có gai sinh dục (hình 1, 2). nh 1 C 1644 h c Hình 2. Cá thát lát cái HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 * Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục ng rứng v b rứng: Sau khi giải phẫu có thể thấy rõ cấu tạo tuyến sinh dục với buồng trứng và tinh sào Cá thát lát có cấu tạo hình thái và màu sắc khác nhau. Buồng trứng Cá thát lát có đặc điểm cấu tạo tương tự buồng trứng các loại cá xương khác. Thời kỳ cá con chưa trưởng thành sinh dục, buồng trứng ở dạng sợi kéo dài, nằm sát thành xoang cơ thể ở phía lưng. Khi cá thành thục sinh dục, buồng trứng có kích thước khá lớn, chiếm hầu hết xoang cơ thể, có màu sắc biến đổi từ trắng đục (khi cá non) vàng tươi đến vàng đậm (khi cá thành thục sinh dục). Buồng trứng gồm một bọc trứng bao bởi một lớp màng mỏng phân bố sát nội quan, chứa nhiều tế bào trứng ở các giai đoạn chín muồi sinh dục khác nhau. Các tế bào trứng có kích thước khá lớn và có thể quan sát, phân biệt được bằng mắt thường (hình 3). Hình 3. Bu ng trứng Cá thát lát Hình thái tinh sào: Tinh sào ở giai đoạn non là một dải nhỏ màu trắng trong, mảnh phân bố vòng trong xoang bụng, tiếp giáp xương sống và các xương sườn (hình 4). Hình 4. Tinh sào Cá thát lát Tinh sào qua quá trình phát triển sẽ tăng dần về kích thước và thay đổi về màu sắc từ màu trắng trong qua màu trắng sữa và trắng đục. Ở giai đoạn IV chín muồi sinh dục (CMSD), tinh sào có kích thước gần bằng 1/3 kích buồng trứng cùng giai đoạn, phần giữa có thắt lại chia đôi tinh sào. 2. Tỷ lệ đực, cái của Cá thát lát Tỷ lệ giữa cá đực và cá cái là một trong những đặc tính sinh học của đàn cá và mang đặc trưng riêng cho từng quần thể. Về lý thuyết, cơ cấu giới tính là 50% cá thể đực và 50% cá thể cái. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ giới tính luôn có sự thay đổi dẫn đến sự chênh lệch về số lượng giữa cá thể đực và cá thể cái trong đàn hoặc trong quần thể. Dựa vào sự chênh lệch này chúng ta có thể xác định được trữ lượng cá trong quần thể. Phân tích 209 mẫu Cá thát lát thu được trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi xác định được tỷ lệ Cá thát lát thể hiện ở bảng 1 và hình 5. 1645 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 Kết quá cho thấy tỷ lệ giới tính của Cá thát lát ở các nhóm tuổi có sự thay đổi. Nhóm cá thể chưa phân biệt được giới tính (Juvenal) chiếm 10,5% so với tổng số cá thể thu được, tập trung chủ yếu ở tuổi 0+. Tỷ lệ cá thể cái cao hơn cá thể đực ở tất cả các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ đực và cái như sau: Các cá thể chiếm 40,2%, trong đó nhóm tuổi 0 + chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%), nhóm 1+ chiếm tỷ lệ cao nhất (17,7%). Các cá thể cái chiếm 49,3%, trong đó nhóm tuổi 0+ chiếm tỷ ...

Tài liệu có liên quan: