Danh mục tài liệu

Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này công bố một số thành phần hóa học được nghiên cứu phân lập được từ lá dâu. Từ lá của cây dâu (Morus alba L.) thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở sử dụng các phương pháp sắc kí đã phân lập được hai hợp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất này được xác định là Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (1) và Quercetin -O-α-Lrhamnopyranosid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái NguyênTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 45-50Một số hợp chất flavonoid phân lậptừ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái NguyênVũ Đức Lợi1,*, Đỗ Thị Nghĩa Tình1, Bùi Thị Xuân1,Vũ Kiều Oanh2, Trịnh Nam Trung2, Nguyễn Tiến Vững31Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam2Học viện Quân y, số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam3Viện Pháp y Quốc gia, số 41 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 3 tháng 4 năm 2017Chỉnh sửa ngày 21 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 6 năm 2017Tóm tắt: Từ lá của cây dâu (Morus alba L.) thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở sử dụng cácphương pháp sắc kí đã phân lập được hai hợp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của hai hợp chấtnày được xác định là Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (1) và Quercetin -O-α-Lrhamnopyranosid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp sosánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. Đây là 2 hợp chất lần đầu tiên đượcphân lập từ lá cây dâu thu hái tại Việt Nam.Từ khóa: Lá dâu, Morus alba, Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid, Quercetin -O-α-L-rhamnopyranosid.1. Đặt vấn đề *việc làm đẹp da, loại bỏ vết thâm nám, tànnhang trên da. Cho đến nay, các công trìnhnghiên cứu đã công bố về thành phần hóa họccũng như tác dụng sinh học của lá cây dâu ởViệt Nam còn rất ít. Để góp phần cung cấpnhững cơ sở tiền đề cho việc ứng dụng nguyênliệu lá dâu trong chăm sóc sức khỏe, bài báocông bố một số thành phần hóa học đượcnghiên cứu phân lập được từ lá dâu.Cây dâu tằm (Morus alba L.) trong sách cổcủa Trung Quốc được coi là loài cây quý, bởinó có rất nhiều công dụng quý đối với conngười, vừa có thể làm thuốc trị bệnh, vừa có thểlàm thực phẩm bồi bổ cơ thể. Trong đó, lá dâutằm không chỉ được dùng để chữa các bệnh nhưtiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu,viêm đường hô hấp, nhức đầu, mờ mắt…..màcòn được dùng với công dụng làm đẹp da, trắngda [1, 2]. Ngày nay, cùng với sự phát triển củaxã hội, nhu cầu làm đẹp của con người tăng lên,đồng thời con người ngày càng có xu hướng tìmvề với tự nhiên để tìm kiếm giải pháp làm đẹpan toàn, hiệu quả. Lá dâu được coi là một trongnhững nguồn nguyên liệu tự nhiên quý trong2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu2.1. Đối tượng nghiên cứuMẫu cây dâu tằm được thu hái vào tháng 6năm 2016 tại huyện Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên. Mẫu thực vật đã được Viện Sinh tháivà Tài nguyên sinh vật giám định tên khoa họclà: Morus alba L., họ dâu tằm Moraceae, mẫuđược lưu giữ tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN._______*Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-989313325.Email: ducloi82@gmail.comhttps://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.40504546V.Đ. Lợi và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 45-502.2. Dung môi, hóa chấtCác dung môi dùng trong chiết xuất, phânlập như methanol (MeOH), n-hexan, ethylacetat (EtOAc), và dicloromethan (DCM)... đềuđạt tiêu chuẩn công nghiệp và được chưng cấtlại trước khi dùng. Dung môi phân tích gồmMeOH, n-hexan, EtOAc, H2O dùng để phântích sắc ký đều đạt tiêu chuẩn phân tích. Phatĩnh dùng trong sắc ký cột là silicagel phathường (0,040 - 0,063 mm, Nicalai Tesque Inc.,Nhật Bản), YMC ODS-A (50μm, YMC Co.Ltd., Nhật Bản). Bản mỏng tráng sẵn trên đếnhôm loại pha thường Kieselgel 60 F254 và phađảo TLC Silica gel 60 RP-18 F254S (Merck,Damstadt, Đức). Phát hiện chất bằng đèn tửngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặcdùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10 % hơnóng để phát hiện vết chất.2.3. Thiết bị, dụng cụ- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡhạt 0,063-0,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,0400,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký cókích cỡ khác nhau.- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: NMR đượcghi trên máy Bruker Avance 500MHz tại ViệnHóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Côngnghệ Việt Nam.- Phổ khối ESI-MS: đo trên máy AGILENT1260 Series LC-MS ion Trap (AgilentTechnologies, Hoa Kỳ)- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy SMP10BioCote, Khoa Y Dược, ĐHQGHN.- Góc quay cực riêng: đo trên máy PLR-4,MRC scientific instruments, Khoa Y Dược,ĐHQGHN.2.4. Chiết tách và phân lập các hợp chấtLá dâu được thu hái, rửa sạch, phơi và sấykhô ở 50 o C, nghiền nhỏ thu được bột thô. Lấy6,0 kg bột khô (đã trừ độ ẩm) đem ngâm chiếtvới 9,0 lít methanol/lần x 4 lần ở nhiệt độphòng, mỗi lần 48 giờ. Các dịch chiết đượcgom lại, lọc qua giấy lọc và cất loại dung môidưới áp suất giảm thu được 520 g cắn chiếtmethanol. Cắn chiết được phân bố vào nướccất vừa đủ và tiến hành chiết lần lượt với nhexan, ethylacetat. Các dịch chiết n-hexan,ethylacetat và phần nước còn lại được cất thuhồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cáccắn n-hexan (A, 60 g), cắn ethylacetat (B, 75g) và cắn nước (C, 42 g).Cắn ethylacetat (B, 50 g) được hòa tan tronglượng dung môi vừa đủ và trộn với silicagel(150 g), sau ...

Tài liệu có liên quan: