
Một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài - bài học cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài - bài học cho Việt Nam 6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢNG BÁ ĐẶC SẢN ĐỊA PHƢƠNG RA NƢỚC NGOÀI - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM SOME INTERNATIONAL EXPERIENCES IN ADVERTISING LOCAL SPECIAL PRODUCTS TO THE WORLD – THE LESSON TO VIETNAM Đỗ Thị Diện1 TÓM TẮT: Xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và đặc sản địa phương nói riêng là một trong những bước quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trường thế giới, đặc biệt trong điều kiện Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã có hiệu lực. Tuy nhiên, thương hiệu đặc sản Việt Nam còn thiếu vắng trên thị trường ở các nước trên thế giới do việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương còn rất ít. Mục tiêu của bài báo là tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế trong việc quảng bá sản phẩm đặc sản địa phương ra nước ngoài thông qua phân tích ưu điểm của hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho đặc sản địa phương của cộng đồng Châu Âu và một số nước như Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Lan và Indonesia. Từ đó xây dựng và triển khai chiến dịch quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Từ khoá: kinh nghiệm, quảng bá, đặc sản, Việt Nam ABSTRACT: Branding for agricultural products in general and local special products in particular is one of the important steps to improve competitiveness and promote products to the world market, especially in the context of a Free Trade Agreement (FTA) has come into effects. However, Vietnamese special brands are still lacking in the world because the registering intellectual property rights for local special products is very limited. The objective of this article is to find out the experience of some countries and international organizations in advertising to promote local special products abroad. intellectual property for local special products of the European community and some countries such as France, Portugal, Thailand and Indonesia. Since then, building and 1 ThS., Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: diendt@hul.edu.vn 70 implementing a campaign to promote Vietnamese special products to the international market. Keywords: experience, promotion, specialty, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Bài viết nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá, phát triển sản phẩm đặc sản địa phương ra nước ngoài ở cấp độ Cộng đồng Châu âu (EU), cấp độ quốc gia như Pháp, Thái Lan. Những quốc gia có hệ thống pháp luật có nhiều ưu điểm và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, nhất là trong điều kiện Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA) chính thức có hiệu lực. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sản phẩm đặc sản Việt Nam. 2. Bảo hộ sản phẩm đặc sản địa phương thông qua quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới có quy định cụ thể khái niệm các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo hộ cho đặc sản địa phương gắn với địa danh, bao gồm: - Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể2 - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó3. - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu4. - Địa danh: là tên của một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể 2 Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT hiện hành (Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019) 3 Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT hiện hành 4 Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT hiện hành 71 - Đặc sản: là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể, có những tính chất đặc thù về hình thái và chất lượng không giống các sản phẩm cùng loại khác và đặc tính này chủ yếu có được do các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất, chế biến sản phẩm tạo ra. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), các dấu hiệu địa danh không được bảo hộ là nhãn hiệu thông thường mà chỉ có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại sản phẩm cũng như nhu cầu, điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất đặc sản địa phương để lựa chọn tạo lập và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phù hợp. Đây được coi là bước ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Cộng đồng Châu âu Chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu chứng nhậnTài liệu có liên quan:
-
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4 trang 91 0 0 -
65 trang 42 0 0
-
Những cách đối thoại với tương lai: Phần 1
475 trang 41 1 0 -
BIỂU MẪU: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
4 trang 35 0 0 -
11 trang 33 0 0
-
Công nghệ trí tuệ nhân tạo và một số thách thức đối với quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế ở Việt Nam
18 trang 29 0 0 -
Một số học thuyết cổ điển biện minh cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
8 trang 28 0 0 -
Tiểu luận: Bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
57 trang 28 0 0 -
Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ: Các qui định pháp luật về sở hữu trí tuệ
92 trang 28 0 0 -
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra
6 trang 27 0 0 -
167 trang 27 0 0
-
17 trang 25 0 0
-
Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - TS. Lê Văn Hưng
183 trang 25 0 0 -
Các hiệp định thương mại tự do và những cam kết về sở hữu trí tuệ: Phần 1
89 trang 25 0 0 -
Bài giảng Sở hữu trí tuệ: Chương 1 - TS Lê Thị Thu Hà
15 trang 25 0 0 -
13 trang 25 0 0
-
Sổ tay doanh nghiệp - Tận dụng EVFTA để xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Đức
152 trang 23 0 0 -
9 trang 23 0 0
-
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý qua thực tiễn tại huyện đảo Lý Sơn
18 trang 23 0 0 -
Xu hướng truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ và một số đề xuất cho Việt Nam
14 trang 23 0 0