
Xu hướng truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ và một số đề xuất cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ và một số đề xuất cho Việt NamJSTPM Tập 12, Số 2, 2023 49 XU HƯỚNG TRUY CẬP MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Hà Công Hải1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệTóm tắt:Truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là xu hướng phát triển mạnh mẽtrên thế giới trong khoảng hơn hai thập kỷ vừa qua do những lợi ích mang lại cho cộng đồngkhoa học và xã hội. Khuyến nghị khoa học mở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO) thông qua tại Hội nghị toàn thể diễn ra vào tháng 11/2021, đã xácđịnh truy cập mở là một trong bốn trụ cột chính nhằm làm cho kiến thức khoa học sẵn sàng mở,truy cập được và sử dụng lại được cho bất kỳ ai, làm gia tăng cộng tác khoa học và chia sẻ thôngtin vì lợi ích của khoa học và xã hội. Bài viết này tập trung phân tích, làm rõ khái niệm và cácphương thức truy cập mở, chỉ rõ các xu hướng phát triển và những tác động của truy cập mở đốivới các bên liên quan trong hoạt động KH&CN, đánh giá thực trạng truy cập mở ở Việt Nam, từđó, đề xuất một số định hướng phát triển truy cập mở ở Việt Nam trong giai đoạn tới.Từ khóa: Truy cập mở; Khoa học mở.Mã số: 23081701 THE TREND OF OPEN ACCESS IN SCIENCE AND TECHNOLOGY ACTIVITES AND SOME PROPOSALS FOR VIETNAMSummary:Open Access in science and technology (S&T) activities has been a strong development trend inthe world over the past two decades due to the benefits it brings to the scientific community andsociety. Recommendation on Open Science of the United Nations Educational, Scientific andCultural Organization (UNESCO) adopted at the General Conference held in November 2021,identified open access is one of four key pillars aimed at making scientific knowledge open,accessible and reusable to anyone, increasing scientific collaboration and information sharingfor the benefit of S&T and society. This article focuses on analyzing and clarifying the conceptand methods of open access, specifying development trends and impacts of open access onstakeholders in science and technology activities, assessing the current situation of open accessin Vietnam, from there, propose some directions for developing open access in Vietnam in thecoming period.Keywords: Open Access; Open Science.1. Mở đầuSự phát triển của xu hướng truy cập mở (Open Access) mang lại nhiều ý nghĩaquan trọng đối với hoạt động KH&CN, đặc biệt là thúc đẩy nhanh hơn quá trình1 Liên hệ tác giả: haihc85@gmail.com, hchai@most.gov.vn50 Xu hướng truy cập mở trong hoạt động khoa học và công nghệ...ứng dụng kết quả KH&CN vào thực tiễn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầutư cho KH&CN do tránh được các nghiên cứu trùng lặp, tái sử dụng các dữ liệunghiên cứu đã có, tăng tính minh bạch và chất lượng của các kết quả nghiên cứu.Nhiều quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đã có những cơ chế, chínhsách để phát triển truy cập mở. Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số cơ chế, chínhsách truy cập mở theo xu hướng thế giới, mặc dù vậy truy cập mở vẫn là mộtvấn đề còn mới ở nước ta, đặt ra những yêu cầu về quy trình quản lý, kỹ năngvà năng lực của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý KH&CN, cơ sở hạ tầng đểthực hiện truy cập mở, chính sách bảo hộ bản quyền tác giả.Bài viết này chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp,các văn bản chính sách liên quan đến truy cập mở và các phương pháp nghiêncứu xã hội học như quan sát, thống kê, trao đổi kinh nghiệm, qua đó khái quátđể đưa ra các nhận định và đề xuất một số định hướng phát triển truy cập mở ởViệt Nam. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, bài viết gồm các nội dung sau: (i)Khái niệm và các phương thức truy cập mở; (ii) Xu hướng phát triển và nhữngtác động của truy cập mở; (iii) Đề xuất một số định hướng phát triển truy cậpmở ở Việt Nam.2. Khái niệm và các phương thức truy cập mở2.1. Khái niệm truy cập mởThuật ngữ “truy cập mở” (Open Access) hoặc có cách gọi khác là tiếp cận mở,lần đầu tiên được công bố trong Sáng kiến truy cập mở Budapest (BudapestOpen Access Initiative) vào tháng 02/2002. Theo Sáng kiến Budapest, truy cậpmở nghĩa là các tài liệu nghiên cứu được cung cấp miễn phí trên mạng internet,cho phép người dùng đọc, tải về, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm hoặc liênkết đến các bài viết khác, sử dụng chúng cho mục đích hợp pháp mà không cóbất cứ rào cản nào về tài chính hoặc pháp lý, ngoài việc người dùng phải tự truycập chúng trên internet,... Ràng buộc duy nhất là tác giả và nội dung của côngtrình đó phải được người dùng trích dẫn đầy đủ và chính xác, đảm bảo các quyềnnhân thân của tác giả trong đó nhấn mạnh đến quyền đứng tên đối với tác phẩm,quyền đặt tên cho tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm2. Sau đó,thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các tuyên bố quốc tế chung, điển hìnhnhư Tuyên bố Bethesda (tháng 4/2003) về xuất bản truy cập mở, đề cập đến việccấp quyền truy cập, quyền sao chép, sử dụng, phân phối, truyền tải và hiển thịtác phẩm khoa học - là kết quả nghiên cứu một cách công khai, miễn phí trênphạm vi toàn cầu3; Tuyên bố Berlin (tháng 10/2003) về truy cập mở đối với kiếnthức khoa học và nhân văn, đề cập đến các quyền cho người dùng tương tự nhưSáng kiến Budapest và Tuyên bố Bethesda4.2 Budapest Open Access Initiative, 3 Bethesda statement on open access publishing, 4 Berlin Declaration on Open Access to Knowledge in the Sciences and Humanities,.JSTPM Tập 12, Số 2, 2023 51Trong Khuyến nghị khoa học mở, UNESCO (2021) sử dụng thuật ngữ “kiếnthức khoa học mở” (Open scientific knowledge) để định nghĩa về truy cập mở,theo đó kiến thức khoa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học mở Hoạt động khoa học và công nghệ Phương thức truy cập mở Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Chuyển đổi mô hình kinh doanh xuất bảnTài liệu có liên quan:
-
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4 trang 91 0 0 -
65 trang 42 0 0
-
Những cách đối thoại với tương lai: Phần 1
475 trang 41 1 0 -
Công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2
104 trang 38 0 0 -
Công nghệ Việt Nam 2018: Phần 2
138 trang 35 0 0 -
Công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2
110 trang 33 0 0 -
11 trang 33 0 0
-
230 trang 30 0 0
-
Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ: Các qui định pháp luật về sở hữu trí tuệ
92 trang 28 0 0 -
Công nghệ trí tuệ nhân tạo và một số thách thức đối với quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế ở Việt Nam
18 trang 28 0 0 -
Một số học thuyết cổ điển biện minh cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
8 trang 28 0 0 -
Tiểu luận: Bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
57 trang 27 0 0 -
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra
6 trang 26 0 0 -
167 trang 26 0 0
-
Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - TS. Lê Văn Hưng
183 trang 25 0 0 -
Các hiệp định thương mại tự do và những cam kết về sở hữu trí tuệ: Phần 1
89 trang 25 0 0 -
Một số vấn đề về cơ chế tài chính với hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam
13 trang 25 0 0 -
Một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài - bài học cho Việt Nam
17 trang 24 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
Bài giảng Sở hữu trí tuệ: Chương 1 - TS Lê Thị Thu Hà
15 trang 23 0 0