Danh mục tài liệu

Một số vấn đề đặc thù về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực dân sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 742.41 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một số hạn chế, chưa tương thích với thông lệ quốc tế của pháp luật dân sự hiện hành trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật dân sự Pháp về mục đích chế định phạt vi phạm, mức phạt vi phạm đồng thời đề xuất những gợi mở hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề đặc thù về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực dân sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánhMỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶC THÙ VỀ CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNGTRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÕA PHÁP DƢỚI GÓC ĐỘ LUẬT HỌC SO SÁNH Nguyễn Văn Phúc Trịnh Tuấn Anh Người phản biện:TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Tóm tắt Trong pháp luật về hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng trong lĩnh vực “tư”, khi xảy rasự vi phạm hợp đồng, các bên thường áp dụng chế tài phạt vi phạm với tư cách là mộttrong các biện pháp xử lý do vi phạm hợp đồng. Điều này được nhiều tác giả lý giải làdo việc áp dụng hình thức phạt vi phạm mang tính “linh hoạt” hơn các biện pháp xử lýdo vi phạm hợp đồng khác298. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật dân sự nước ta vàpháp luật dân sự của các nước thuộc truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa (CivilLaw) đặc biệt Cộng hòa Pháp, có cách nhìn nhận tương đối khác nhau về mục đích chếđịnh phạt vi phạm, mức phạt vi phạm. Bài viết phân tích một số hạn chế, chưa tươngthích với thông lệ quốc tế của pháp luật dân sự hiện hành trên cơ sở so sánh, đối chiếuvới pháp luật dân sự Pháp về mục đích chế định phạt vi phạm, mức phạt vi phạm đồngthời đề xuất những gợi mở hoàn thiện. Từ khóa: Chế tài; phạt vi phạm, hợp đồng, Dân sự; Pháp, luật học so sánh. Résumé: Dans le domain du droit des contrats particulièrement du droit privé la clausepénale s‟applique souvent en cas de retard ou dinexécution du débiteur de sonobligation. Il sagit en fait dun moyen de pression sur le débiteur pour linciter àexécuter ses obligations. Un tel moyen se montre plus élastique que des autressanctions pour l‟inexécution contractuelle. En la matière, le droit vietnamien et lesdroits appartenant au système de droit continental notamment le droit français setrouvent différents en ce qui concerne la fonction de la clause pénale et la fixation àlavance dun montant correspondant aux dommages et intérêts dus par le débiteur. Giảng viên Khoa Luật, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Giảng viên Khoa Luật, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng298 Nguyễn Văn Luyện, Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (2011), Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốctế, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.95. 232Cette article se concentre d‟analyser des lacunes du droit vietnamien qui necorresponds pas au droit international en comparant entre le droit vietnamien et le droitfrançais sur la fonction et la fixation de la clause pénale afin d‟améliorer le droitvietnamien en la matière. Mots clés: sanction, la clause pénale, contrat; droit français; droit comparé 1. Dẫn nhập Bộ luật dân sự Pháp được xem như là “bản hiến pháp” của dân luật, bởi tính ổnđịnh và tầm ảnh hưởng to lớn đối với pháp luật dân sự thế giới trong đó có ViệtNam299. Sự tiếp nhận của BLDS Pháp tại Việt Nam diễn ra trong hai giai đoạn, tiếpnhận bị động với sự xâm lược thuộc địa đi liền với “sự xâm lăng pháp luật” và chủđộng tiếp nhận trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế với sự tham gia hỗ trợ của cácchuyên gia Pháp trong quá trình soạn thảo xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995300. Sự ảnh hưởng của BLDS Pháp trong lĩnh vực hợp đồng dân sự được thể hiệntương đối khá rõ nét. Tuy nhiên nhiều quy định về hợp đồng, trong đó chế định phạt viphạm trong BLDS 2015 và pháp luật chuyên ngành có cách tiếp cận tương đối khác sovới BLDS của Pháp, và nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Điều này, cho thấy sựkhông phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như thực tiễn lưu thông dân sự. Trong bốicảnh hội nhập, yêu cầu pháp luật dân sự nước ta phải phù hợp với chuẩn mực pháp lýđã được quốc tế thừa nhận301. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm với một hệ thốngpháp luật có nhiều nét tương đồng như Pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoànthiện chế định phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và pháp luật chuyên ngành. 2. Mục đích chế tài phạt vi phạm Ở Việt Nam, xuất phát từ sự phân chia các ngành luật, do đó trong lĩnh vực hợpđồng, dẫn đến sự phân chia thành các quan hệ hợp đồng dân sự và hợp đồng thươngmại chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật khác nhau. Dẫn đến các quy địnhvề phạt vi phạm cũng có sự thiếu thống nhất về pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, về299 Levasseur, Alain A (1970), On the Structure of a Civil Code, Journal Articles, p. 703, athttp://digitalcommons.law.lsu.edu/faculty_scholarship/336, dẫn nguồn: Bùi Thị Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam(2011), Sức sống của bộ luật dân sự Việt Nam từ góc nhìn so sánh với bộ luật dân sự Pháp, Đức, Hà Lan, Tạpchí Nghiên cứu lập pháp, Số 16, tr.38-44.300 Arnaud De Raulin, Jean-Paul Pastorel, Trinh Quoc Toan, ...