Danh mục tài liệu

Một vài nhóm từ xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.19 KB      Lượt xem: 66      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giao tiếp, xưng hô luôn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ giữa những người trực tiếp tham gia và cả những người vắng mặt trong giao tiếp. Do vậy cách xưng hô và từ ngữ xưng hô luôn là vấn đề nghiên cứu lí thú. Bài viết này giới thiệu tới bạn các nhóm từ xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài nhóm từ xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng ng«n ng÷ & ®êi sèng 36 sè 6 (200)-2012 Ng«n ng÷ vµ v¨n ho¸ c¸c d©n téc thiÓu sè Mét vµi nhãm tõ x−ng h« trong giao tiÕp cña ng−êi nïng an x· phóc sen – huyÖn qu¶ng uyªn – tØnh cao b»ng Some vocative phrases communication communication of Nung An people in Phuc Sen village, Quang Uyen district, Cao Bang Bang province ThS NguyÔn thÞ thu h−¬ng vµ nhãm sinh viªn v¨n k8 (§HKH, §¹i häc Th¸I Nguyªn) Abstract Vocative words and vocative in communication are always an interesting issue problem of linguistics. There are many researches of vocative but they mainly focus on Vietnamese. Surveying the vocative ways and vocative word in communication of Nung An people in Phuc Sen, Quang Uyen district, Cao Bang province the author finds out some main features of the culture and the language to make some contribution to this new area of research. 1. Trong giao tiếp, xưng hô luôn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ giữa những người trực tiếp tham gia và cả những người vắng mặt trong giao tiếp. Do vậy cách xưng hô và từ ngữ xưng hô luôn là vấn đề nghiên cứu lí thú. Các nghiên cứu về xưng hô tương đối nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng là người Việt. Có thể kể ra một số công trình như: “Vẻ đẹp của đại từ xưng hô tiếng Việt” – Nguyễn Thị Tâm; “Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt” – Lê Đình Tư; Tiếng xưng hô trong gia đình Việt Nam” – Vũ Hạnh; “Xưng hô trong gia đình Việt Nam” – Nguyễn Đăng Trúc…Vấn đề xưng hô trong giao tiếp của người dân tộc thiểu số lại ít được quan tâm. Tìm hiểu về cách xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng hi vọng góp thêm một tiếng nói riêng vào dòng nghiên cứu này. Ở bài này, chúng tôi chỉ đi vào một vài nhóm từ chính, như nhóm Đại từ xưng gọi và nhóm Danh từ thân tộc. Khái niệm xưng hô và từ ngữ xưng hô có khá nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên các quan điểm của các nhà nghiên cứu Đức Nguyễn, Vũ Tiến Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Thị Trung Thành…, chúng tôi khái quát như sau: - Xưng là “tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy”. Khi giao tiếp, để “xưng” (tự chỉ mình) người Việt dùng nhiều phương tiện như đại từ xưng hô, tên riêng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức danh, danh ngữ xác định. - Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy. Để “hô gọi” người Việt dùng: đại từ xưng hô, tên riêng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức danh, danh ngữ xác định. - Xưng hô “là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp. Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong tương tác xã hội”. - Từ ngữ xưng hô “là toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp”. - Cách thức xưng hô của người Việt về cơ bản có ba đặc điểm chính - đó là tính chất thân mật hoá tình cảm, tính chất xã hội hoá, cộng đồng hoá cao, tính tôn ti kĩ lưỡng. Ngoài ra, xưng hô của người Việt Nam nói Sè 6 (200)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 37 chung còn tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định như “trọng trên hơn dưới”, “trọng nam hơn nữ”, “trọng nội hơn ngoại”, “trọng cùng huyết thống hơn khác huyết thống”. 2. Xã Phúc Sen – huyện Quảng Uyên là một trong 199 xã, phường của Cao Bằng, nằm trên quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện miền Đông. Xã Phúc Sen bao gồm các xóm: Chang Dưới, Chang Trên, Đâu Cọ, Bản Khào A+B, Lũng Sâu, Lũng Vài, Pắc Rằng, Tình Đông, Tẩu Đông. Phúc Sen là một xã có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ. Xung quanh xã đều giáp với các xã khác nên việc sử dụng ngôn ngữ để giao lưu với các xã bạn là nhu cầu không thể thiếu và cũng từ đây ngôn ngữ được phát triển hơn, ngôn ngữ dần biến đổi với nhu cầu giao tiếp dẫn đến xuất hiện một lớp từ vựng biệt ngữ tiếng lóng để biểu thị sự vật hiện tượng và tâm tư tình cảm con người. Xã Phúc Sen có 10 xóm các xóm ở cách xa nhau nên việc sử dụng ngôn ngữ cũng không giống nhau, không có sự thống nhất. Phúc Sen là một xã 100% là người Nùng An nên việc sử dụng tiếng Nùng rất rộng rãi và phổ biến. Bên cạnh đó người Nùng lại có lễ hội Thanh Minh - đây là một dịp vừa để giao lưu văn hóa vừa là cơ hội để ngôn ngữ bản địa phát triển và du nhập một số ngôn ngữ của các dân tộc khác như Dao, Kinh, H’mong… Do vậy việc tìm hiểu cách xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An cũng là một cách tiếp cận văn hoá của đồng bào nơi đây. 4. Một số nhóm từ xưng hô trong giao tiếp của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Bằng việc dùng bảng hỏi cho 64 thông tin viên đại diện cho hơn 400 hộ dân của 10 xóm xã Phúc Sen, chúng tôi tiến hành thống kê tất cả những từ ngữ được dùng ...

Tài liệu có liên quan: