Mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 310.72 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nguồn tài trợ và xác định mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' MỨC ĐỘ GIẢI THÍCH CỦA LÝ THUYẾT ĐÁNH ĐỔI VÀ TRẬT TỰ PHÂN HẠNG ĐỐI VỚI HÀNH VI LỰA CHỌN NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Thắng1 Viện Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Phạm Việt Hùng2 Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nguồn tài trợ và xác định mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, mức độ sinh lời và mức độ sử dụng lá chắn thuế phi nợ có mối quan hệ ngược chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, trong khi các biến quy mô doanh nghiệp và cơ hội tăng trưởng lại có mối quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy lý thuyết đánh đổi được cho là phù hợp hơn so với lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các lựa chọn cơ cấu vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ khóa: Nguồn tài trợ, Lý thuyết đánh đổi, Lý thuyết trật tự phân hạng, Việt Nam 1. Giới thiệu Trong sáu thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu tài chính đã cố gắng giải thích các yếu tố có thể tác động đến hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Bắt đầu với lý thuyết về sự độc lập của cấu trúc vốn được Modigliani và Miller (MM) đề cập năm 1958, đề xuất nổi tiếng của họ được cho là đóng vai trò nền tảng trong việc cung cấp các lập luận về hành vi lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong điều kiện các giả định khác nhau. Tiếp theo là các lý thuyết hiện đại về cơ cấu vốn khác được xác lập trên cơ sở bỏ bớt một hoặc một số giả định đã được đề cập trong lý thuyết MM, các lý thuyết này đã gợi ý một số yếu tố ảnh hưởng, bao gồm chi phí phá sản, chi phí đại diện và thông tin bất đối xứng. Trong số các lý thuyết được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết MM thì lý thuyết đánh 1 Email: nxt.neu@gmail.com 2 Email: phamviethung@neu.edu.vn 289 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' đổi và trật tự phân hạng được cho là có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ giữa quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp và các nhân tố có thể ảnh hưởng. Khái niệm lý thuyết đánh đổi có liên quan đến hành vi tài chính của các công ty trong việc lựa chọn nợ hoặc vốn cổ phần cho các hoạt động kinh doanh của họ. Xác định sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của kế hoạch đòn bẩy thay thế là nền tảng của lý thuyết này. Một trong những nghiên cứu đầu tiên kiểm tra lý thuyết đánh đổi theo cách tiếp cận tĩnh là của Taggart (1977). Tác giả nhận thấy rằng sự biến động trong giá trị thị trường của nợ được bù đắp bởi sự biến động giá trị thị trường của vốn cổ phần và do đó các công ty có thiên hướng điều chỉnh tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu theo mục tiêu đã đề ra. Marsh (1982) đã sử dụng một mẫu gồm 748 công ty của Anh trong giai đoạn 1959 đến 1970 để kiểm tra các quyết định tài chính của các công ty Anh. Những phát hiện cho thấy điều kiện thị trường và giá cổ phiếu trong quá khứ đã có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy dường như các công ty có xu hướng điều chỉnh tỷ lệ nợ theo mục tiêu, và chú ý đến cấu trúc nợ giữa ngắn với dài hạn. Tác giả kết luận rằng cơ cấu vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô công ty, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản. Gần đây, Beattie, Goodacre và Thomson (2006) đã tiến hành cuộc khảo sát 831 Giám đốc tài chính của các công ty niêm yết tại Anh vào tháng 7 năm 2000, chiếm 2/3 số lượng công ty niêm yết tại Anh. Kết quả chính cho thấy khoảng 50% người được hỏi cho biết rằng các công ty của họ muốn duy trì một mức nợ mục tiêu (nghĩa là phù hợp với lý thuyết đánh đổi). Jalilvand và Harris (1984) đã sử dụng một hệ thống các phương trình để kiểm tra sự lựa chọn cơ cấu vốn của công ty, được mô tả là một sự điều chỉnh từng phần hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu. Nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu của các công ty Mỹ trong giai đoạn 1966 đến năm 1978. Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp điều chỉnh dần theo hướng mục tiêu tài chính dài hạn. Quy mô doanh nghiệp, điều kiện lãi suất và mức giá cổ phiếu đã được tìm thấy là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí và tốc độ điều chỉnh. Các công ty lớn dường như điều chỉnh để đạt được mục tiêu nợ dài hạn nhanh hơn các công ty nhỏ. Đối với lý thuyết trật tự phân hạng, Donaldson (1961) đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 25 công ty lớn của Hoa Kỳ để điều tra việc ra quyết định về cơ cấu vốn. Tương đồng với giả thuyết trật tự phân hạng, kết quả khảo sát cho thấy nhà quản lý rất muốn sử dụng nguồn nội bộ trước khi tìm kiếm các nguồn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư. Với tỷ lệ 21% phản hồi của 468 doanh nghiệp niêm yết trong doanh mục Fortune 500, 290 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' Norton (1989) nhận thấy rằng các nhà quản lý tài chính được khảo sát ưu tiên sử dụng các nguồn lực nội bộ trước tiên, trong trường hợp cần có nguồn tài chí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' MỨC ĐỘ GIẢI THÍCH CỦA LÝ THUYẾT ĐÁNH ĐỔI VÀ TRẬT TỰ PHÂN HẠNG ĐỐI VỚI HÀNH VI LỰA CHỌN NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Thắng1 Viện Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Phạm Việt Hùng2 Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nguồn tài trợ và xác định mức độ giải thích của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đối với hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, mức độ sinh lời và mức độ sử dụng lá chắn thuế phi nợ có mối quan hệ ngược chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, trong khi các biến quy mô doanh nghiệp và cơ hội tăng trưởng lại có mối quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy lý thuyết đánh đổi được cho là phù hợp hơn so với lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các lựa chọn cơ cấu vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ khóa: Nguồn tài trợ, Lý thuyết đánh đổi, Lý thuyết trật tự phân hạng, Việt Nam 1. Giới thiệu Trong sáu thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu tài chính đã cố gắng giải thích các yếu tố có thể tác động đến hành vi lựa chọn nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Bắt đầu với lý thuyết về sự độc lập của cấu trúc vốn được Modigliani và Miller (MM) đề cập năm 1958, đề xuất nổi tiếng của họ được cho là đóng vai trò nền tảng trong việc cung cấp các lập luận về hành vi lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong điều kiện các giả định khác nhau. Tiếp theo là các lý thuyết hiện đại về cơ cấu vốn khác được xác lập trên cơ sở bỏ bớt một hoặc một số giả định đã được đề cập trong lý thuyết MM, các lý thuyết này đã gợi ý một số yếu tố ảnh hưởng, bao gồm chi phí phá sản, chi phí đại diện và thông tin bất đối xứng. Trong số các lý thuyết được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết MM thì lý thuyết đánh 1 Email: nxt.neu@gmail.com 2 Email: phamviethung@neu.edu.vn 289 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' đổi và trật tự phân hạng được cho là có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ giữa quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp và các nhân tố có thể ảnh hưởng. Khái niệm lý thuyết đánh đổi có liên quan đến hành vi tài chính của các công ty trong việc lựa chọn nợ hoặc vốn cổ phần cho các hoạt động kinh doanh của họ. Xác định sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của kế hoạch đòn bẩy thay thế là nền tảng của lý thuyết này. Một trong những nghiên cứu đầu tiên kiểm tra lý thuyết đánh đổi theo cách tiếp cận tĩnh là của Taggart (1977). Tác giả nhận thấy rằng sự biến động trong giá trị thị trường của nợ được bù đắp bởi sự biến động giá trị thị trường của vốn cổ phần và do đó các công ty có thiên hướng điều chỉnh tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu theo mục tiêu đã đề ra. Marsh (1982) đã sử dụng một mẫu gồm 748 công ty của Anh trong giai đoạn 1959 đến 1970 để kiểm tra các quyết định tài chính của các công ty Anh. Những phát hiện cho thấy điều kiện thị trường và giá cổ phiếu trong quá khứ đã có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy dường như các công ty có xu hướng điều chỉnh tỷ lệ nợ theo mục tiêu, và chú ý đến cấu trúc nợ giữa ngắn với dài hạn. Tác giả kết luận rằng cơ cấu vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô công ty, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản. Gần đây, Beattie, Goodacre và Thomson (2006) đã tiến hành cuộc khảo sát 831 Giám đốc tài chính của các công ty niêm yết tại Anh vào tháng 7 năm 2000, chiếm 2/3 số lượng công ty niêm yết tại Anh. Kết quả chính cho thấy khoảng 50% người được hỏi cho biết rằng các công ty của họ muốn duy trì một mức nợ mục tiêu (nghĩa là phù hợp với lý thuyết đánh đổi). Jalilvand và Harris (1984) đã sử dụng một hệ thống các phương trình để kiểm tra sự lựa chọn cơ cấu vốn của công ty, được mô tả là một sự điều chỉnh từng phần hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu. Nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu của các công ty Mỹ trong giai đoạn 1966 đến năm 1978. Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp điều chỉnh dần theo hướng mục tiêu tài chính dài hạn. Quy mô doanh nghiệp, điều kiện lãi suất và mức giá cổ phiếu đã được tìm thấy là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí và tốc độ điều chỉnh. Các công ty lớn dường như điều chỉnh để đạt được mục tiêu nợ dài hạn nhanh hơn các công ty nhỏ. Đối với lý thuyết trật tự phân hạng, Donaldson (1961) đã tiến hành khảo sát phỏng vấn 25 công ty lớn của Hoa Kỳ để điều tra việc ra quyết định về cơ cấu vốn. Tương đồng với giả thuyết trật tự phân hạng, kết quả khảo sát cho thấy nhà quản lý rất muốn sử dụng nguồn nội bộ trước khi tìm kiếm các nguồn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư. Với tỷ lệ 21% phản hồi của 468 doanh nghiệp niêm yết trong doanh mục Fortune 500, 290 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA 'CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG' Norton (1989) nhận thấy rằng các nhà quản lý tài chính được khảo sát ưu tiên sử dụng các nguồn lực nội bộ trước tiên, trong trường hợp cần có nguồn tài chí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết trật tự phân hạng Hành vi lựa chọn nguồn tài trợ Doanh nghiệp niêm yết Cấu trúc vốn tài trợTài liệu có liên quan:
-
Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết: Bằng chứng tại Việt Nam
7 trang 155 0 0 -
59 trang 143 0 0
-
9 trang 115 1 0
-
10 trang 111 0 0
-
9 trang 72 0 0
-
15 trang 50 0 0
-
41 trang 46 0 0
-
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết bất động sản và xây dựng
9 trang 36 0 0 -
24 trang 36 0 0
-
Chất lượng lợi nhuận: Tiếp cận trên quan điểm khảo sát và thực nghiệm
13 trang 33 0 0