Danh mục tài liệu

Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.75 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16 Sau 1471, nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) chạy về Giao Nam (Bình Thuận) lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vương tôn địa phương tại Phan Rang (Virapura). Nhóm người này tự nhận là truyền nhân đích tôn của vương triều cũ (vương triều Vijaya) và kêu gọi dân chúng địa phương không thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri (Jayavarman Mafoungnan) vì chỉ là cấp thừa hành của các dòng tiên vương. Tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt, các dòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16 Nam Chiêm Thành trong thế kỷ 16Sau 1471, nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) chạyvề Giao Nam (Bình Thuận) lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vươngtôn địa phương tại Phan Rang (Virapura). Nhóm người này tự nhận là truyền nhânđích tôn của vương triều cũ (vương triều Vijaya) và kêu gọi dân chúng địa ph ươngkhông thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri (Jayavarman Mafoungnan) vì chỉ là cấp thừahành của các dòng tiên vương. Tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt, các dòng vươngtôn Nam Bắc Chiêm Thành kết thành từng phe nhóm tranh chấp lẫn nhau. Với thờigian, dòng dõi vương tôn Nam Bàn được dân chúng mến chuộng và tôn lên làmvua cai trị lãnh thổ Nam Chiêm Thành. Yếu tố bộ tộc truyền thống Cau và Dừaphai dần trong ký ức tập thể dân gian và kể từ thế kỷ 15 trở về sau huyền thoại nàykhông còn được nhắc tới nữa. Dân chúng Panduranga (Nam Chiêm Thành), quámệt mỏi trước các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến, muốn quên điquá khứ để chỉ chăm lo cuộc sống hằng ngày.Dòng họ Bố Trì Tri không trị vì lâu. Năm 1478 Bố Trì Tri mất, em là Koulai lênthay nhưng năm 1505 bị ám sát tại Champassak (Nam Lào), con là Chakou Poulokế nghiệp và trị vì đến 1530 thì mất. Kể từ sau ngày đó con cháu dòng vương tônNam Bàn được hoàng triều và dân chúng tôn lên làm vua. Con Trà Toại là hoàngthân Po Karutdrak được tôn lên làm vua, kế nghiệp Chakou Poulo cai quản xứPanduranga. Con Karutdrak, thái tử Maresarak làm vua năm 1536. Po Kanarai lênngôi năm 1541, hiệu Chế Bãi. Năm 1553 Chế Bãi mất, Po Ất (Po At) lên thay.Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Chăm phía Bắc vẫn thỉnh thoảng nổilên quấy phá Thuận Hóa (châu Ô và châu Rí). Nhân cớ này, Nguyễn Hoàng xinTrịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, rồi bí mật xây dựng cho mìnhvà con cháu cơ nghiệp riêng. Mỗi lần các chúa Nguyễn bị các chúa Trịnh làm áplực, vương quốc Chiêm nhận những hậu quả. Thành lãnhNăm 1560, Nguyễn Hoàng bị Trịnh Kiểm buộc phải nộp hàng năm 400 cân bạc,500 tấm lụa nếu muốn được yên. Không sao tìm đủ phẩm vật dâng nộp, NguyễnHoàng cử người xuống Aryaru (Tuy Hòa) thông báo cho vua Po Ất cung cấp sốlượng phẩm vật nói trên, nhưng bị từ chối. Liền tức thì, Nguyễn Hoàng xua quântiến chiếm Phan Rang, quân Chăm rã hàng, hàng ngàn người chạy theo Po Ất lênTây Nguyên lánh nạn. Sau khi cướp phá các đền đài và tịch thu hết tài sản củahoàng gia Chiêm, Nguyễn Hoàng rút quân về nước nhưng để lại số binh sĩ trấn giữTuy Hòa. Năm 1579, lợi dụng sự yếu kém của quân Chăm, một hoàng thân Khmertrấn thủ lãnh thổ đông-bắc Chân Lạp (Mondolkiri và Rattanakiri) dẫn đại quân tiếnvào Phan Rang giết Po Ất rồi tự xưng vương, hiệu Po Klong Halau (Po KlăuHaluv).Nam Chiêm Thành trong thời Nguyễn sơSau khi làm chủ toàn bộ lãnh thổ Panduranga, Po Klong Halau (1579-1603) mởrộng giao thương với phương Tây, nhà vua tìm mua súng điểu thương và nhữngkhẩu đại pháo phòng thủ bờ biển và kinh thành. Không bao lâu sau, vương quốcPanduranga trở nên hùng mạnh, Po Klong Halau tổ chức nhiều cuộc tấn công vàolãnh thổ Đại Việt, chiếm Thành Hồ (Tuy Hòa) trên sông Đà Rằng năm 1579 vàthách đố các thế lực khác trong vùng, nhất là Chân Lạp.Trước sự đánh phá của quân Chiêm phía nam và áp lực quân sự của chúa Trịnhphía bắc, Nguyễn Hoàng không những bỏ qua việc mất Thành Hồ mà còn đề nghịthành lập một liên minh quân sự với Chiêm Thành. Po Klong Harau cũng muốnđược yên với Đại Việt để chống trả những cuộc tiến quân của Chân Lạp n ên đãchấp thuận. Năm 1594, nhà vua gởi quân sang tiếp cứu tiểu vương Johore, đấtMadjapahit (bán đảo nam Mã Lai, gần Singapore), chống lại sự tấn công của quânBồ Đào Nha.Năm 1597, vua Khmer Chetta I (tiếng Chăm là Cau Bana Tan, hiệu Paramaraja V)mang quân đánh Chiêm Thành vi ện cớ Po Klong Harau làm phản không chịu sátnhập Panduranga vào lãnh thổ Chân Lạp. Nhờ được trang bị những loại vũ khímới, quân Chăm đánh bại quân Khmer trong những trận đầu và còn tiến sâu vàonội địa Chân Lạp. Về sau, được người Chăm tị nạn tại Chân Lạp ủng hộ, quânKhmer phản công trở lại và cuộc chiến trở nên ngang ngửa. Khi quân Chăm rút luivề nước, quân Khmer do tướng Ukana Tejo và hai tướng gốc Chăm, Po Rat vàLaksmana chỉ huy, tiến vào Panduranga cướp các khẩu trọng pháo do người BồĐào Nha cung cấp.Liên minh giữa Đàng Trong và Panduranga cũng không bền lâu. Năm 1603 khi PoKlong Halau qua đời, con là Po Thikdhik lên thay, hiệu Po Nit. Po Nit khôngnhững không chịu thông sứ với xứ Đàng Trong mà còn xây kho lương, tuyển mộbinh sĩ đánh phá phủ Hoài Nhơn, đạo Quảng Nam. Nguyễn Hoàng liền thành lậpdinh Phú Yên và đưa một số di dân gan dạ v ào lập các lân (làng biên giới) đểcanh tác và dò xét tình hình.Năm 1611, sau khi củng cố xong thế lực ở phía bắc đèo Ngang, Nguyễn Hoàng saimột ...