Danh mục tài liệu

Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.25 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" tập trung đánh giá thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Mai Diệu Anh Tóm tắt: Xuất phát từ khái niệm đói nghèo, xóa đói giảm nghèo, những nhận thức chung củaĐảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, bài viết tập trung đánh giá thực trạng của côngtác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả công tác xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Xóa đói; Giảm nghèo; Phát triển; Bền vững; Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định vừa là mục tiêu,vừa là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững. Quá trình đổi mới nhất là về kinh tế và chính trị tronghơn 30 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một nước có nền kinh tế có tốc độ tăngtrưởng cao. Chính sách và các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đem lại kết quả khá tíchcực cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, Việt Nam vẫn phải đối mặtvới không ít thách thức, trở ngại. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu nghèogiữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp rõ rệt, gây nên áp lực lớn cho mục tiêu phát triển bềnvững của đất nước. 2. NỘI DUNG 2.1. Nhận thức chung về xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững Đói nghèo là tình trạng thiếu thốn về vật chất, tình trạng những cá nhân, hộ gia đình và cộngđồng thiếu nguồn lực để tạo ra nguồn thu nhập đủ duy trì mức tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu chocuộc sống đầy đủ, sung túc. Xóa đói giảm nghèo là quá trình cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho bộ phận dân cưnghèo đói, từ đó hình thành cách thức làm giảm số lượng và tỷ lệ người nghèo đói trong xã hội. Đâylà sự chuyển đổi từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang có nhiều điều kiện lựa chọn hơn, là sự thuhẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực, giữa các nhóm dân cư, giữa các dân tộc, từngbước đưa một bộ phận thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Từ đó, xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiệntăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng xã hội. Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triểnnhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầucủa thế hệ tương lai”. Sự hài hòa trong phát triển bền vững thể hiện thông qua sự ổn định ba mặt kinh tế(tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường); xã hội (công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc TS. Học viện An ninh Nhân dân.142Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữnglàm, ổn định chính trị, ) và môi trường (nâng cấp cuộc sống, bảo vệ môi trường đô thị, xử lý, khắc phụcô nhiễm môi trường, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng,khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cân bằng sinh thái). Nhận thức sâu sắc về vấn đề xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển bền vững, trong nhữngnăm qua, Việt Nam vẫn luôn coi xóa đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chính sáchan sinh xã hội. Công cuộc xóa đói giảm nghèo được chính thức phát động cùng với sự nghiệp đổi mớicủa đất nước và đẩy mạnh vào đầu những năm 90 thế kỷ 20. Vào những năm đầu thế kỷ 21, Việt Namđã đặt vấn đề giải quyết đói nghèo trong chiến lược phát triển bền vững, chính sách xóa đói giảmnghèo được đặt trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương.Hàng loạt chương trình xóa đói giảm nghèo đã và đang được triển khai ở Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội là một nội dung cơ bản, quan điểm nhất quán,xuyên suốt của Đảng, được cụ thể bằng chính sách, pháp luật và chương trình phát triển kinh tế - xãhội của Nhà nước qua các thời kỳ. Chủ trương xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước xácđịnh là chủ trương lớn, một chương trình của quốc gia, giàu tính nhân văn, thể hiện truyền thống tốtđẹp của dân tộc, là mục tiêu, yêu cầu của quá trình phát triển bền vững. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt “Chươngtrình quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000”, đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp cụ thểcho vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Tiếp đó, Thủ tướng ký Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt“Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”. Xóa đói, giảm nghèo còn là một trong những mục tiêu ...