Danh mục

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.64 KB      Lượt xem: 63      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam" tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách an ninh trật tự đô thị. Qua đó kiến nghị một số chính sách đảm bảo an ninh trật tự khu vực đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 góp phần phát triển bền vững đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN NINH TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Thủy Học viện Cảnh sát Nhân dân, Việt Nam Email: thuylinh8589@gmail.com TÓM TẮT Để phát triển bền vững khu vực đô thị nói chung và văn hóa đô thị nói riêng trong bối cảnh Cách mạng 4.0 ở Việt Nam ngoài các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng còn phải có những chính sách đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) đô thị. Ở khu vực đô thị thƣờng là nơi trung tâm kinh tế, chính trị của các địa phƣơng, nơi tập trung đông dân cƣ; đây là nơi có nhiều nguy cơ, tiềm ẩn phức tạp về tình hình an ninh trật tự, là cơ hội cho hoạt động của nhiều loại tội phạm nguy hiểm nhất là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Bài viết của tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách an ninh trật tự đô thị. Qua đó kiến nghị một số chính sách đảm bảo an ninh trật tự khu vực đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 góp phần phát triển bền vững đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách an ninh trật tự, phát triển bền vững, văn hóa đô thị, quản lý nhà nƣớc, Cách mạng 4.0. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong bối cảnh cách mạng 4.0, một trong những điều kiện tiên quyết là phải giữ vững an ninh, trật tự, ổn định đời sống chính trị và tinh thần của ngƣời dân. Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thƣờng xuyên của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.148, 2016). Đây là sự thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc, nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thƣờng xuyên. Bảo vệ an ninh, trật tự khu vực đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quyết định đến sự ổn định chính trị và phát triển toàn diện của đất nƣớc, là một chính sách quan trọng của Nhà nƣớc. Chính sách đảm bảo an ninh, trật tự có tác động sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là sự phát triển bền vững ở khu vực đô thị Việt Nam. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự là nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đất nƣớc, của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, tạo điều kiện cho đất nƣớc phát triển bền vững. Xuất phát từ vai trò của đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp 142 hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, sự phát triển hay suy thoái của đô thị cũng sẽ tác động tích cực hay tiêu cực tới một vùng, thậm chí đối với cả nƣớc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Chính sách đảm bảo an ninh, trật tự ở đô thị có ý nghĩa rất quan trọng, tạo lập nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân và luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng vì đô thị là những địa bàn năng động, đi đầu trong phát huy nội lực, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, cũng nhƣ liên kết kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc để phát triển. Nơi đây là những trung tâm, là nòng cốt để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nƣớc. Nhìn từ góc độ phát triển tiềm lực quốc gia thì đây là địa bàn số một trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; từ góc độ quốc phòng, an ninh thì đây là địa bàn trọng điểm chiến lƣợc, là trung tâm quyết định các chính sách quốc gia và cũng là mục tiêu chống phá ác liệt của các thế lực thù địch, tình hình tội phạm, các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề trên là cần thiết. 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN NINH TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM Thực trạng hoạt động xây dựng chính sách đảm bảo an ninh trật tự trong quản lý Nhà nƣớc về đô thị Chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về an ninh trật tự (ANTT), nhƣ: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá IX) năm 2003 về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 40-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác công an trong tình hình mới; Chi thị số 05-CT, ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Hệ thống các văn bản pháp luật về ANTT ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đồng bộ để triển khai thực hiện nhiệm vụ QLNN về ANTT. Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động QLNN về ANTT. Theo Điều 96, Hiến pháp, năm 2013 quy định “Chính phủ thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội...”. Cụ thể hóa Hiến pháp, Chính sách đảm bảo ANTT đƣợc quy định tập trung trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhƣ Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân... Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020”, trong nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII (2011-2016), Bộ Công an chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan soạn thảo trình cấp có t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: