Danh mục tài liệu

Năng lực giáo viên trong bối cảnh mới và một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.46 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả trình bày một số năng lực giáo viên trong bối cảnh mới, theo hướng tiếp cận đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Năng lực hiểu biết HS, cách học và sự phát triển của HS; năng lực dạy học bộ môn; năng lực giáo dục thông qua dạy học bộ môn; năng lực dạy học phân hoá; năng lực quản lí lớp học; năng lực đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực giáo viên trong bối cảnh mới và một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 151-156 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH MỚI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Thái Bình1 , Đỗ Thị Trinh2 , Nguyễn Tiến Trung3 1 Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 3 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tóm tắt. Trong bài viết này, tác giả trình bày một số năng lực giáo viên trong bối cảnh mới, theo hướng tiếp cận đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Năng lực hiểu biết HS, cách học và sự phát triển của HS; Năng lực dạy học bộ môn; Năng lực giáo dục thông qua dạy học bộ môn; Năng lực dạy học phân hoá; Năng lực quản lí lớp học; Năng lực đánh giá. Tiếp đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp, theo đó, các cơ sở đào tạo, ngành giáo dục có thể tham khảo góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới. Các biện pháp này là kết quả tổng kết quá trình thực hiện nghiệp vụ điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại trường ĐHSP Hà Nội, đồng thời, nó cũng là kết quả của những khảo cứu một số cách thức tổ chức, đào tạo giáo viên của một số nước tiên tiến. Từ khóa: năng lực giáo viên; đào tạo giáo viên; bồi dưỡng giáo viên.1. Mở đầu Theo [6], Đảng ta chỉ rõ, mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông “tập trung phát triểntrí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dụclí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn”, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáodục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, theo đó: “Trêncơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rừ và cụng khai mục tiêu, chuẩn đầu racủa từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyờn ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảođảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giáchất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngườihọc, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theohướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn,...”Liên hệ: Nguyễn Tiến Trung, e-mail: trungnt@hnue.edu.vn 151 Nguyễn Văn Thái Bình, Đỗ Thị Trinh và Nguyễn Tiến Trung Như vậy, phát triển năng lực là định hướng phù hợp đối với nền giáo dục Việt Nam trongbối cảnh mới. Theo đó, ngành giáo dục nói chung, các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viênnói riêng cần có những điều chỉnh nhất định để đảm bảo đầu ra của mình - giáo viên - đáp ứngđược yêu cầu giảng dạy mới. Điều này là một yêu cầu thực tiễn không chỉ dành cho các đơn vị đàotạo giáo viên mà còn là bài toán đặt ra đối với ngành Giáo dục. Hiện nay, nhiều GV không được chuẩn bị để đối phó với nhiệm vụ mới, bối cảnh mới vớisự tiến bộ của giáo dục nói riêng, xã hội nói chung. Nhiều GV được tuyển dụng biết ít hoặc khôngbiết được những vấn đề cơ bản về trẻ em, chương trình giảng dạy, ... một cách sâu sắc, đặc biệt làvùng núi, vùng khó khăn. Và ngay cả khi họ đã được chuẩn bị trong quá khứ thì không phải mọisự chuẩn bị đó có thể đáp ứng được nhu cầu cho một nền giáo dục tiến bộ, phát triển sôi động nhưhiện nay [1]. Nhiều lí thuyết dạy học tiến bộ được vận dụng trong dạy học, sự ứng dụng công nghệthông tin một cách thực thụ trong dạy học vẫn còn diễn ra với quy mô, mức độ rất khiêm tốn [3,4]. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số nội dung liên quan đến năng lực giáo viên vàđào tạo theo hướng phát triển năng lực giáo viên. Các đề xuất này là kết quả tổng kết quá trìnhthực hiện nghiệp vụ điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại trường ĐHSPHà Nội, đồng thời, nó cũng là kết quả tìm hiểu một số cách thức tổ chức, đào tạo giáo viên củamột số nước tiên tiến, trong đó có Mĩ. Những đề xuất được trình bày với mong muốn, căn cứ vàothực tiễn tìm hiểu thực tiễn đào tạo giáo viên, hoạt động giảng dạy của giáo viên trong nhà trườngphổ thông.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số năng lực của giáo viên trong bối cảnh mới Trong nhiều năm vừa qua, ngành ...

Tài liệu có liên quan: