Nghệ thuật kể chuyện của F.Kafka trong hoá thân và vụ án
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 267.15 KB
Lượt xem: 78
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết “Nghệ thuật kể chuyện của Franz Kafka qua Vụ án và Hóa thân” hướng tới xác lập quan niệm nghệ thuật của Kafka. Xuất phát từ một tình huống truyện đặc trưng như là một sự đứt gãy giữa hiện tại và quá khứ, Kafka đã triển khai câu chuyện theo chiều diễn tiến trên trục thời gian như cách kể cổ điển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật kể chuyện của F.Kafka trong hoá thân và vụ ánTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 5 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA F.KAFKA TRONG HOÁ THÂN VÀ VỤ ÁN Lê Nguyên Cẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Bài viết “Nghệ thuật kể chuyện của Franz Kafka qua Vụ án và Hoá thân” hướng tới xác lập quan niệm nghệ thuật của Kafka. Xuất phát từ một tình huống truyện đặc trưng như là một sự đứt gãy giữa hiện tại và quá khứ, Kafka đã triển khai câu chuyện theo chiều diễn tiến trên trục thời gian như cách kể cổ điển. Cái mới của ông là ông sử dụng biện pháp dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái không thật để tái hiện cái thật. Đây cũng chính là “tính chất Kafka = le kafkaïen”, đặc điểm nổi trội tạo nên tính riêng của văn chương Kafka. Cách kể của Kafka về bản chất là cách thức tạo dựng huyền thoại của đời thường từ các chất liệu nghệ thuật đã có, để một mặt, tái hiện cái phi lí của cuộc đời, mặt khác tái hiện những vấn đề triết học quan trọng gắn liền với quan niệm về sự tồn sinh của nhân loại. Từ khoá: Nghệ thuật kể chuyện, Franz Kafka, Hoá thân, Vụ án. Nhận bài ngày 11.1.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email: lenguyencan@yahoo.com1. MỞ ĐẦU Nếu việc tiếp nhận F.Kafka trong các thập niên sáu mươi bảy mươi là thận trọng dèdặt, thì đến nay tác giả này đã có một chỗ đứng khá vững chắc trong nghiên cứu vănchươngở Việt Nam, cho dù trên thực tế số lượng các công trình nghiên cứu về ông chưaphải là nhiều và cũng còn nhiều vấn đề để ngỏ. Bù lại phần lớn số lượng tác phẩm của ôngđã được dịch sang tiếng Việt, ngoài những tác phẩm in riêng, xuất bản lẻ, còn được tập hợptrong Franz Kafka: Tuyển tập tác phẩm do Nxb Hội Nhà văn – Trung tâm Văn hoá ngônngữ Đông Tây xuất bản. Trong số các khoảng trống nghiên cứu về ông, phải kể đến tàinăng kể chuyện của ông, cái làm cho Kafka trở thành suối nguồn của sự mê hoặc thu hútsự quan tâm của giới nghiên cứu Đông – Tây, tạo nên cáiđặc thù của ngòi bút Kafka: tínhchất kafkaïen. Bài viết này hướng tới tường minh tính chất đó, góp phần hiểu sâu hơn nghệthuật kể chuyện của tác gia này.6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG Với cái nhìn tổng quát, người đọc có thể dễ nhận ra qua các tác phẩm của ông từ cáctiểu thuyết như Vụ án, Lâu đài... hay các truyện ngắn như Hoá thân, Một người thầy thuốcnông thôn... một cách kể dường như không có gì mới: cách kể theo hệ thống điểm nhìntoàn tri, cách kể triển khai theo trục thời gian: ở Hoá thân là vài ba tháng; ở Vụ án là mộtnăm, ở Một người thầy thuốc nông thôn là một đêm và cái ngày tiếp liền sau đó, ở Lâu đàilà sáu ngày... Các chi tiết hay các sự kiện cứ lần lượt diễn tiến theo chiều thời gian ấy.Chiều thời gian trôi dần chậm chạp theo nhịp kim đồng hồ (Hoá thân), hay theo lịch biểutheo tuần (Vụ án) như một dòng chảy lượn lờ, không nhanh không mạnh, không lên thácxuống ghềnh, nghĩa là không vấp phải một xung đột kịch tính căng thẳng nào nhưng lại hếtsức huyền hoặc. Trong dòng thời gian ấy, cái hiện tại cứ tan dần, rã rời ra thành từngmảnh, không dính kết, chúng không biến hẳn thành quá khứ, cũng chẳng xây nền đặt móngcho tương lai, mà vĩnh viễn chỉ là một dạng hiện tại mơ hồ bí ẩn, tạo thành một kiểu thựctại ma quái. Trong dòng chảy ấy, các nhân vật trở thành những con người khác thường,đáng thương, những con người không thể nào điều khiển được bản thân, mà bị cuốn theomột ma lực nào đó. Cái hiện tại tiếp diễn trong các mảnh vụn rời rạc, đoạn tuyệt hoàn toànvới cái quá khứ của nhân vật. Cái hiện tại tiếp diễn này trong tác phẩm của Kafka là minhhoạ sinh động cho khái niệm “continuum”, được hiểu là những thành tố đồng thể đồngchất, là những đối tượng hay hiện tượng mà ta chỉ có thể hình dung như một thành phần bộphận bằng cách trừu tượng hoá. Đương nhiên, cái quá khứ liên quan đến nhân vậtchỉ đượcbiết đến qua các chi tiết điểm xuyết theo cách hồi tưởng, theo mạch kể trong câu chuyệnhiện tại, mà cách kể này tạo ra khả năng minh chứng cho sự tuyệt vọng vô cùng của nhânvật, hoặc là sự hối hận muộn màng đau đớn (Greogor Samsa: “Ôi cái nghề của ta, sao talại chọn cái nghề ấy cơ chứ” [3, tr.50] hoặc là sự thảng thốt kinh ngạc (Jozep K.: “Trướcđây có bao giờ thế đâu” [1, tr.75]. Thế giới của các nhân vật ấy, lúc này, không còn là thếgiới như cũ như xưa nữa, mà là thế giới của hoang mang tràn ngập lo âu, thế giới nơi đótính hiện sinh của con người đang bị đe doạ, nơi đó bài toán về sự hiện tồn của con ngườiđược đặt ra. Kịch tính của câu chuyện được xác lập ngay từ các incipits – từ những câu mở đầu –từ tình huống mở đầu câu chuyện. Các tình huống trong nguyên tắc kể chuyện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật kể chuyện của F.Kafka trong hoá thân và vụ ánTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 5 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA F.KAFKA TRONG HOÁ THÂN VÀ VỤ ÁN Lê Nguyên Cẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Bài viết “Nghệ thuật kể chuyện của Franz Kafka qua Vụ án và Hoá thân” hướng tới xác lập quan niệm nghệ thuật của Kafka. Xuất phát từ một tình huống truyện đặc trưng như là một sự đứt gãy giữa hiện tại và quá khứ, Kafka đã triển khai câu chuyện theo chiều diễn tiến trên trục thời gian như cách kể cổ điển. Cái mới của ông là ông sử dụng biện pháp dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái không thật để tái hiện cái thật. Đây cũng chính là “tính chất Kafka = le kafkaïen”, đặc điểm nổi trội tạo nên tính riêng của văn chương Kafka. Cách kể của Kafka về bản chất là cách thức tạo dựng huyền thoại của đời thường từ các chất liệu nghệ thuật đã có, để một mặt, tái hiện cái phi lí của cuộc đời, mặt khác tái hiện những vấn đề triết học quan trọng gắn liền với quan niệm về sự tồn sinh của nhân loại. Từ khoá: Nghệ thuật kể chuyện, Franz Kafka, Hoá thân, Vụ án. Nhận bài ngày 11.1.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email: lenguyencan@yahoo.com1. MỞ ĐẦU Nếu việc tiếp nhận F.Kafka trong các thập niên sáu mươi bảy mươi là thận trọng dèdặt, thì đến nay tác giả này đã có một chỗ đứng khá vững chắc trong nghiên cứu vănchươngở Việt Nam, cho dù trên thực tế số lượng các công trình nghiên cứu về ông chưaphải là nhiều và cũng còn nhiều vấn đề để ngỏ. Bù lại phần lớn số lượng tác phẩm của ôngđã được dịch sang tiếng Việt, ngoài những tác phẩm in riêng, xuất bản lẻ, còn được tập hợptrong Franz Kafka: Tuyển tập tác phẩm do Nxb Hội Nhà văn – Trung tâm Văn hoá ngônngữ Đông Tây xuất bản. Trong số các khoảng trống nghiên cứu về ông, phải kể đến tàinăng kể chuyện của ông, cái làm cho Kafka trở thành suối nguồn của sự mê hoặc thu hútsự quan tâm của giới nghiên cứu Đông – Tây, tạo nên cáiđặc thù của ngòi bút Kafka: tínhchất kafkaïen. Bài viết này hướng tới tường minh tính chất đó, góp phần hiểu sâu hơn nghệthuật kể chuyện của tác gia này.6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG Với cái nhìn tổng quát, người đọc có thể dễ nhận ra qua các tác phẩm của ông từ cáctiểu thuyết như Vụ án, Lâu đài... hay các truyện ngắn như Hoá thân, Một người thầy thuốcnông thôn... một cách kể dường như không có gì mới: cách kể theo hệ thống điểm nhìntoàn tri, cách kể triển khai theo trục thời gian: ở Hoá thân là vài ba tháng; ở Vụ án là mộtnăm, ở Một người thầy thuốc nông thôn là một đêm và cái ngày tiếp liền sau đó, ở Lâu đàilà sáu ngày... Các chi tiết hay các sự kiện cứ lần lượt diễn tiến theo chiều thời gian ấy.Chiều thời gian trôi dần chậm chạp theo nhịp kim đồng hồ (Hoá thân), hay theo lịch biểutheo tuần (Vụ án) như một dòng chảy lượn lờ, không nhanh không mạnh, không lên thácxuống ghềnh, nghĩa là không vấp phải một xung đột kịch tính căng thẳng nào nhưng lại hếtsức huyền hoặc. Trong dòng thời gian ấy, cái hiện tại cứ tan dần, rã rời ra thành từngmảnh, không dính kết, chúng không biến hẳn thành quá khứ, cũng chẳng xây nền đặt móngcho tương lai, mà vĩnh viễn chỉ là một dạng hiện tại mơ hồ bí ẩn, tạo thành một kiểu thựctại ma quái. Trong dòng chảy ấy, các nhân vật trở thành những con người khác thường,đáng thương, những con người không thể nào điều khiển được bản thân, mà bị cuốn theomột ma lực nào đó. Cái hiện tại tiếp diễn trong các mảnh vụn rời rạc, đoạn tuyệt hoàn toànvới cái quá khứ của nhân vật. Cái hiện tại tiếp diễn này trong tác phẩm của Kafka là minhhoạ sinh động cho khái niệm “continuum”, được hiểu là những thành tố đồng thể đồngchất, là những đối tượng hay hiện tượng mà ta chỉ có thể hình dung như một thành phần bộphận bằng cách trừu tượng hoá. Đương nhiên, cái quá khứ liên quan đến nhân vậtchỉ đượcbiết đến qua các chi tiết điểm xuyết theo cách hồi tưởng, theo mạch kể trong câu chuyệnhiện tại, mà cách kể này tạo ra khả năng minh chứng cho sự tuyệt vọng vô cùng của nhânvật, hoặc là sự hối hận muộn màng đau đớn (Greogor Samsa: “Ôi cái nghề của ta, sao talại chọn cái nghề ấy cơ chứ” [3, tr.50] hoặc là sự thảng thốt kinh ngạc (Jozep K.: “Trướcđây có bao giờ thế đâu” [1, tr.75]. Thế giới của các nhân vật ấy, lúc này, không còn là thếgiới như cũ như xưa nữa, mà là thế giới của hoang mang tràn ngập lo âu, thế giới nơi đótính hiện sinh của con người đang bị đe doạ, nơi đó bài toán về sự hiện tồn của con ngườiđược đặt ra. Kịch tính của câu chuyện được xác lập ngay từ các incipits – từ những câu mở đầu –từ tình huống mở đầu câu chuyện. Các tình huống trong nguyên tắc kể chuyện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Nghệ thuật kể chuyện Franz Kafka Nghệ thuật của Kafka Cách kể của Kafka Văn chương KafkaTài liệu có liên quan:
-
6 trang 326 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
10 trang 248 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 232 0 0 -
8 trang 228 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
8 trang 196 0 0