Danh mục tài liệu

Nghị định số 51/2002/NĐ-CP

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.43 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Nghị định này được ban hành nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, bảo hộ và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện quyền hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị định số 51/2002/NĐ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 51/2002/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51/2002/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 QUY ĐNN H CHI TIẾT THI HÀN H LUẬT BÁO CHÍ, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUN G MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BÁO CHÍ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999; Nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, bảo hộ và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện quyền hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, NGHN ĐNNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐNNH CHUNG Điều 1. Giải thích từ ngữ Trong N ghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. 2. Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). 3. Báo nói là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh). 4. Báo hình là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau). 5. Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet). 6. Bản tin thời sự là ấn phNm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quan thông tấn nhà nước. 7. Bản tin thông tấn là ấn phNm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấn nhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế. 8. Số phụ là ấn phNm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối tuần, tháng, cuối tháng. 9. ''Phụ trương'' là trang tăng thêm ngoài số trang quy định của báo và được phát hành cùng số báo chính. 10. Đặc san là ấn phNm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vào một sự kiện, một chủ đề. 11. ''Chương trình phụ'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình định kỳ được thực hiện ngoài chương trình chính. 12. ''Chương trình đặc biệt'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình không định kỳ, tập trung vào một sự kiện, một chủ đề. 13. Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó. 14. Lưu chiểu báo chí là hoạt động xuất trình các sản phNm báo chí của cơ quan báo chí cho cơ quan quản lý nhà nước có thNm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi phát hành. 15. Phát hành báo chí là việc lưu hành các sản phNm báo chí đến người sử dụng báo chí thông qua các phương tiện khác nhau. 16. Quảng cáo trên báo chí là hình thức thông báo, giới thiệu đến công chúng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại và dịch vụ phi thương mại của tổ chức, cá nhân bằng các loại hình báo chí. 17. Đăng, phát trên báo chí là việc đưa thông tin trên báo chí. 18. Tác phNm báo chí là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh ...đã được đăng, phát trên báo chí. Chương 2: QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan báo chí 1. Các cơ quan báo chí thực hiện quyền tự do báo chí và có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định của pháp luật Việt N am. 2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phNm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, định hướng thông tin và không vi phạm Điều 10 của Luật Báo chí và những quy định cụ thể trong N ghị định này. Trường hợp không đăng, phát thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời cho tác giả bằng văn bản hoặc đăng, phát trên báo chí bằng hình thức hộp thư, nhắn tin. 3. Kể từ khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thNm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo, hoặc văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị, phê bình đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận thì cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phê bình hoặc đăng, phát trên báo chí của mình trong thời hạn mười (10) ngày đối với báo ngày và đài phát thanh, đài truyền hình, mười lăm (15) ngày đối với báo tuần, trên số ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: