Danh mục tài liệu

Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của phân hữu cơ sinh học được ủ từ phế thải khai thác rừng keo làm hỗn hợp ruột bầu sản xuất cây con ở vườn ươm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 911.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Trong nghiên cứu này, các vật liệu hữu cơ sẵn có như lá, vỏ cây keo, thu được sau khai thác rừng keo sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học làm giá thể đóng bầu ươm cây con. Sau 90-105 ngày ủ, tính chất đặc trưng của phân hữu cơ sinh học được ủ từ vỏ và lá cây keo sau khai thác với vi sinh vật phân giải xenlulo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của phân hữu cơ sinh học được ủ từ phế thải khai thác rừng keo làm hỗn hợp ruột bầu sản xuất cây con ở vườn ươm Tạp chí KHLN 2/2016 (4308 - 4314) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ĐƯỢC Ủ TỪ PHẾ THẢI KHAI THÁC RỪNG KEO LÀM HỖN HỢP RUỘT BẦU SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM Nguyễn Thị Thuý Nga1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1, Nguyễn Văn Thành1, Lê Xuân Phúc2 1. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 2. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng TÓM TẮT Từ khoá: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Keo tai tượng, phân hữu cơ sinh học, Sưa đỏ. Sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Trong nghiên cứu này, các vật liệu hữu cơ sẵn có như lá, vỏ cây keo, thu được sau khai thác rừng keo sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học làm giá thể đóng bầu ươm cây con. Sau 90 - 105 ngày ủ, tính chất đặc trưng của phân hữu cơ sinh học được ủ từ vỏ và lá cây keo sau khai thác với vi sinh vật phân giải xenlulo, có độ ẩm: 25 - 35%; pH: 6,2 - 6,8; hàm lượng các chất hữu cơ tổng số: 32 - 32,5%; Hàm lượng nitơ tổng số: 0,19 - 2,5%; hàm lượng photpho tổng số: 0,25%; hàm lượng kali tổng số; 0,21 - 0,25%; màu sắc: nâu đen. Phân hữu cơ sinh học đã được ủ hoai, mục trong khoảng thời gian từ 90 - 105 ngày. Sử dụng 30% phân hữu cơ sinh học trộn với 69% đất tầng mặt và 1% lân (CT3) ươm cây giống Keo tai tượng tăng đường kính gốc 26,4% và tăng chiều cao 148% so với đối chứng ở thời điểm 90 ngày tuổi. Cây con Sưa đỏ khi sử dụng 40% phân hữu cơ sinh học trộn với 59% đất tầng mặt và 1% lân (CT4) sau 90 ngày thí nghiệm tăng đường kính gốc 14,8%, tăng chiều cao vút ngọn 29,4% so với đối chứng. Study on the characteristics of organic biofertilizer made from composted scrap materials from Acacia plantations to produce substrates for cultivating seedlings in nursery Keywords: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Organic biofertilizer. 4308 The use of organic biofertilizer made from tree harvesting residuals (leaves, branches and bark) inoculated with cenllulose decomposition microorganisms as the nursury potting medium for seedlings production has been popular in the world. In this study, one ton of chips of residuals from harvested acacia plantations including leaves, branches and bark were added with 3kg potassium, 10kg super phosphat, 5kg urea, inoculated with 5kg of subtrates of cenllulose decomposition microorganisms to produce organic fertilizer to use as potting medium for seedling production in the nursery. After 90 - 105 days of inoculation, the compost has humidity of 25 - 35%, pHH2O of 6.2 - 6.8, total organic matter of 32 - 32.5%, total nitrogen content of 1.9 - 2.5%, total phosphorus content of 0.25%, total potassium content of 0.21 - 0.25%, and the color of black brown. The highest nutrient contents was found in the biofertilizer composted in the period from 90 to 105 days. The mixture of 30% biofertilizer, 69% topsoil and 1% phosphate fertilizer (CT3) showed the best growth rate of 90 old - day Acacia mangium seedlings, which has 26.4% in stem diameter and 148% in height higher than those of the control. This mixture was 40% organic biofertilizer, 59% topsoil and 1% phosphate fertilizer (CT4) for Dalbergia tonkinensis seedlings, which has 14.8% in stem diameter and 14.8% in height higher than those of the control. Nguyễn Thị Thuý Nga et al., 2016(2) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay việc sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn sinh khối của rừng ngày càng được quan tâm. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, như giữ gìn sự cân bằng sinh thái nhằm bảo vệ môi trường sống và chống lại sự biến đổi khí hậu. Khối lượng vật liệu hữu cơ thải loại sau khai thác và chế biến nông lâm sản ở nước ta là rất lớn, sản lượng gỗ khai thác năm 2014 đạt 17 triệu m3 (Báo Tài chính, 2014), theo ước tính ít nhất 10% phế liệu gỗ, bao gồm cành nhánh khi khai thác và mùn vụn gỗ khi chế biến nguyên liệu có thể thu gom và sử dụng được, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ được tận dụng cho các mục đích khác nhau (sản xuất ván nhân tạo, củi đốt) còn lại hầu hết bị loại bỏ hoặc xử lý bằng cách đốt ngay tại rừng, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và công tác quản lý bảo vệ rừng. Những năm gần đây, việc sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới, điển hình như ở Hoa Kỳ, Canađa và một số nước Châu Á như Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc (Toshiaki, 2007). Ưu điểm của phương pháp này giảm đáng kể trọng lượng bầu cây, trọng lượng có thể chỉ bằng 25% trọng lượng bầu đất, ngoài ra tỷ lệ cây sống cao hơn so với việc trồng cây bằng giá thể bầu đất truyền thống. Hiện nay Trung Quốc đang phát triển việc sản xuất cây con bằng giá thể hữu cơ, các loài cây đang được nghiên cứu sử dụng giá thể hữu cơ để gieo ươm ở Trung Quốc là các loài thông ...

Tài liệu có liên quan: