Danh mục tài liệu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.82 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sẽ làm rõ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng rõ vai trò của quá trình bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non từ đó xem xét sự tác động của các yếu tố này tới việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nayTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 83/THÁNG 4 (2024) 15 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Giáo viên có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục và là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục. Chính vì thế trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên cần phải được bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nghiên cứu này sẽ làm rõ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng rõ vai trò của quá trình bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non từ đó xem xét sự tác động của các yếu tố này tới việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: bồi dưỡng, đổi mới giáo dục, giáo viên mầm non, năng lực giáo viên, quản lý bồi dưỡng. Nhận bài ngày 12.02.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.04.2024 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hường; Email: khactinh@gmail.com1. MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, làcấp học đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển toàndiện nhân cách của trẻ. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học bậctiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục trên, việc đầu tiên là phải chăm lo phát triển nănglực chuyên môn cho giáo viên bởi giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáodục trẻ, là nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cáchtrẻ. Nghiên cứu về vai trò của hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non(GVMN) rất được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trong cuốn: “Tổ chứcquản lý nhóm - lớp trẻ trường mầm non” tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Thị Tuấtkhẳng định về vai trò của GVMN: Giáo viên mầm non - nhà tổ chức - nhà quản lý, song songvới vai trò, người GVMN có các yêu cầu về năng lực như: năng lực quan sát, năng lực giaotiếp, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực cảm hóa và thuyết phục; các phẩm chất cơbản giáo viên mầm non mà trong đó lòng nhân ái và sự đôn hậu là điều kiện tiên quyết số mộtđối với GVMN [1]. Khi thực hiện nhiệm vụ với các yêu cầu từ đặc thù nghề nghiệp dưới sự tácđộng của bối cảnh cho thấy GVMN cần được trau dồi phẩm chất và năng lực liên tục. Điều này16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIđòi hỏi nhà trường, cán bộ quản lý nhận thức được tầm quan trọng của bồi dưỡng giáo viênmầm non đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Tác giả Lý Quế Anh (2013), với đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũGVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh Cao Bằng” đã tập trung nghiên cứu vào phát triển độingũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, đó là cách làm, cách vận dụng hệ thống những vấn đề vềchuẩn nghề nghiệp GVMN do Nhà nước ban hành như về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũvào thực tiễn quản lý GDMN [2]. Tác giả Vũ Thị Minh Hà với đề tài: “Biện pháp quản lý côngtác bồi dưỡng giáo viên mầm non Hà Nội” đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng, bồidưỡng quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ GV đã từng bước củng cố, dần hoàn thiện cơ sở lýluận về xây dựng, đồng thời đề xuất các biện pháp trong quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàncảnh của địa phương, điều kiện của nhà trường mà tác giả đang công tác để từng bước củng cố,đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này trở thành lực lượng chính nhằm nâng cao hiệu quả trong giáodục, quyết định sự phát triển giáo dục [3]. Như vậy, việc nghiên cứu về bồi dưỡng của GVMNcũng như vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đã được nhiều tác giảnghiên cứu sâu. Việc xem xét ở khía cạnh các yếu tố ảnh hưởng từ phía chủ quan và kháchquan tác động đến quá trình quản lý bồi dưỡng sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng bồidưỡng GVMN từ đó để đưa ra các biện pháp quản lý tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non * Bồi dưỡng Bồi dưỡng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực và phẩmchất [4]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), bồi dưỡng có thể coi là quátrình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu, đã lạc hậu trong cấp học, bậc học và thườngđược xác nhận bằng chứng chỉ” [5]. Từ đó có thể hiểu, bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng caotrình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn và đó qua một hình thức đào tạo nhất định. * Quản lý Theo tác giả Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), quản lý là những tác động của chủthể quản lý trong việc huy động, phát huy kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạtmục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [6]. Theo Harold Koontz (1994), quản lý là một hoạt động thiết yếu, bảo đảm phối hợp nhữngnỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hìnhthành một môi trường mà trong đó co ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: